Coi Người Việt Online ở đây
LS Andrew Ðỗ: ‘Ði băng đảng, không thể nói là không biết gì’
LS Andrew Ðỗ: ‘Ði băng đảng, không thể nói là không biết gì’
Saturday, September 24, 2011 7:30:53 PM
Ngọc Lan/Người Việt
LTS: Ðề tài thiếu niên gốc Việt vô băng đảng và bị truy tố vì hành vi của người khác dẫn tới nhiều thư độc giả tỏ vẻ quan tâm cũng như đưa ra nhiều thắc mắc. Phóng viên Ngọc Lan báo Người Việt nói chuyện với Luật Sư Andrew Ðỗ để giải tỏa những thắc mắc này.
Luật Sư Andrew Ðỗ là một cựu luật sư biện hộ công, và cũng là cựu phó biện lý quận Cam. Ông từng là nghị viên thành phố Garden Grove. Hiện nay ông làm luật sư trong tổ hợp Briggs Alexander ở thành phố Anaheim.
Trong bài phỏng vấn, Luật Sư Andrew Ðỗ nói về luật hình sự của California liên quan tới băng đảng đồng thời cho ý kiến cá nhân về những gì có thể làm để giúp người trẻ không vào băng đảng, không chỉ từ phía gia đình, mà cả từ phía cộng đồng.
***
Criminal gang không phải là một nhóm chỉ gặp nhau để uống trà!
Ngọc Lan (NV): Xin luật sư cho biết, theo luật, “gang” băng đảng được định nghĩa như thế nào?
Luật Sư Andrew Ðỗ: “Gang” được định nghĩa là những người đứng chung lại để làm những chuyện không hợp pháp nhằm giúp cho sự vững mạnh (in furtherance of) của băng đảng. Mà furtherance là cái làm sao để giúp cho tên tuổi, cho sự nổi tiếng của băng đảng đó, từ chuyện lời tiền bạc, hay làm cho có tên tuổi… Nó gồm nhiều thứ. Rất ít ai đứng ra “build up” một băng nhóm rồi không làm chuyện gì hết. Ðiều đó nghe không hợp lý. Khi người ta không có lợi gì hết thì họ lập ra để làm gì.
Theo định nghĩa của luật hình sự về “gang” thì nó phải có từ hai hành động tội ác trở lên nhằm giúp cho sự tồn tại vững mạnh của băng nhóm đó.
Nếu họ chỉ mặc quần áo giống nhau, cho giống như những “tough guy” và không làm gì hết thì không phải là “criminal gang” theo định nghĩa của luật pháp.
Khi đã biết nhóm đó là một “criminal gang,” tức đã có ít nhất hai hành động phạm tội, thì mình tham gia vô, mình phải biết đó không phải là một nhóm bình thường chỉ gặp nhau để uống trà!
NV: Khi đã là thành viên của một băng đảng, cùng đi thực hiện một vụ, thì có phải mọi người trong nhóm đó, dù là người cầm súng bắn, hay người lái xe chở cả bọn đi, cũng đều bị kết tội như nhau không?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Bị tội như nhau. Khi một nhóm cùng thực hiện một vụ như bắn nhau thì tất cả thành viên tham gia trong vụ đó đều bị tội như nhau. Ðương nhiên bao giờ biện lý cũng coi người bắn là người tội nặng nhất, và họ xem tội những người kia nhẹ hơn nhiều hay nhẹ hơn ít, nhưng phần đông thì chỉ nhẹ hơn một phần thôi.
NV: Xin luật sư giải thích rõ hơn tại sao lại bị ngang như nhau.
Luật Sư Andrew Ðỗ: Trong “gang” có một yếu tố tâm lý là, nếu một người đứng một mình thì chưa chắc đã dám làm điều gì. Nhưng khi họ đứng chung với nhau, người này nói người kia thì nó cảm thấy có sức mạnh hơn, rồi từ đó tiến tới chuyện đi xa hơn. Một người đứng một mình thì chưa chắc đã có can đảm đánh nhau, bắn nhau, hay cãi nhau với người khác. Thành ra luật phải trừng phạt luôn cái “mentality” đó chứ không phải chỉ tập trung vào cái “act” không thôi.
Nếu mình không xem vấn đề ràng buộc này là một “mentality” của băng đảng thì sẽ có nhiều trường hợp, như cách đây 20, 30 năm, khi Á Ðông, Á Châu, Nam Mỹ đến đây nhiều, họ dùng những đứa trẻ để phạm tội, vì họ biết rằng lúc đó những trẻ em dưới tuổi vị thành niên không bị phạt nặng. Thành ra tự nhiên trong thời gian đó số trẻ em 13, 14 tuổi đi ra bắn người ta tăng lên, rồi chỉ bị xử theo luật dành cho thiếu niên thôi. Ðiều đó không hợp lý.
Do đó phải suy nghĩ lại lối tụi “gang” tổ chức, sắp đặt.
Trở lại với trẻ em trong cộng đồng mình, dù cho nó không có người khác lớn tuổi để mà lợi dụng nhưng nếu đã ở trong một “criminal gang” tức là nhóm đó đã phạm tội ít nhất 2 lần, cho dù bất cứ người nào trong băng đảng đó thực hiện, để mà “in furtherance” cho cái gang đó, thì khi bị buộc tội, đương nhiên không phải tất cả mọi người đều bị buộc tội, nhưng nó cho lối nhìn về cái tội đó, về sự tham gia, chứ không còn được xem như “à, cậu không biết what’s going on à”. Nếu mình ở trong nhóm đó thì khó mà giải thích là làm sao mình lại không biết chuyện gì xảy ra.
NV: Nhiều độc giả đặt câu hỏi, “Tại sao người này làm mà người kia cũng bị tội theo?” Ðiều đó có hợp lý không?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Luật nói rằng nếu mình đồng ý tham gia như một người chủ mưu (conspirator) hay là một người cộng tác (associate), dùng theo term của gang, thì mình đều phạm tội chung với điều đó. Tại sao? Vì luật không muốn chỉ phạt một người, tất cả những việc làm của mọi người trong băng nhóm là giúp cho cả “gang” chứ không phải giúp cho mỗi mình người đó.
Ví dụ 10 người đi tới tham gia một vụ, nhưng mỗi lần bắn thì chỉ một đứa bắn thôi chứ đâu cần 10 đứa bắn một lúc. Nhưng chuyện bắn đó giúp hết tất cả mọi người trong băng đảng đó.
NV: Một số độc giả không hiểu sự khác nhau giữa băng đảng với các nhóm khác, nhất là khi bị gọi là băng đảng thì một người làm mấy người khác phải chịu. Thí dụ, một nhóm hướng đạo, mà vài hướng đạo sinh lại đi ăn cắp tiền mang về cho nhóm, cái đó có phải băng đảng không?
Luật sư Andrew Đỗ: Về chi tiết thì phải đọc kỹ luật về băng đảng, nhưng tạm trả lời, trong thí dụ đó, hành vi phạm pháp không phải là một mục tiêu chính của nhóm. Trong thí dụ này, có một vài thành viên tự ý đi phạm luật, nên nhóm không phải là ‘criminal gang.’
NV: Nghe câu chuyện của Khôi Quách đăng trên báo Người Việt, nhiều độc giả cảm thấy chuyện Khôi bị bắt và bị buộc tội trong khi Khôi chỉ lái xe, vì như Khôi nói là “em không làm gì hết”. Luật sư vui lòng giải thích vấn đề này.
Luật Sư Andrew Ðỗ: Người phạm tội hay bị buộc tội luôn muốn bảo vệ cho họ, hay vì họ không muốn làm buồn gia đình, nên họ kể lại không đúng như những gì xảy ra. Nhiều khi vấn đề trở nên rất quan trọng ở những điều nhỏ thôi nhưng có thể làm cho tội nặng lên rất nhiều. Mà ngay cả người trẻ em đó chưa chắc gì đã hiểu được mỗi một việc nhỏ đó thôi cũng đã tăng tội thành nặng hay nhẹ rất nhiều.
Lấy ví dụ, lái xe chở một người khác đi phạm tội. Nếu chỉ nói tôi chở người đó trên xe đi đến nơi đó, và tôi không biết chuyện gì xảy ra trong đó, thì no problem. Nhưng nếu bây giờ tôi chở người đó đi, tôi ngồi trong xe, nhưng tôi biết anh vào đó để đánh người trong kia thì chuyện đã hoàn toàn khác nhau.
Nặng hơn nữa, nếu mình biết trong quá khứ người mà mình chở đi đã có nhiều lần đánh nhau có dùng vũ khí, nên khi mình chở người đó đi đến chỗ để đánh nhau, trong đầu mình đã phải suy nghĩ là đây đâu phải là người chưa bao giờ dùng vũ khí đâu. Cho nên, nếu chuyện xảy ra và tăng lên thành hai bên dùng vũ khí và có người bị chết thì mình không thể nói là tôi hoàn toàn không biết gì đến chuyện đó.
Cho nên nhiều khi chỉ thay đổi một chút trong những dữ kiện đó thôi cũng làm cho chuyện thay đổi rất nhiều.
NV: Như vậy có nghĩa là đừng vội kết luận vấn đề vô lý hay có lý khi chỉ nghe qua lời kể?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Muốn nói cho rõ ràng về luật pháp thì mình phải tự hỏi là mình đang nói chuyện về cái gì, bằng chứng nó như thế nào. Chứ chỉ nghe là em đó nói là không làm gì hết thì tại sao lại bị như vậy thì khó trả lời lắm.
Trong thời gian gần 4 năm làm “public defender,” tôi có bao nhiêu ngàn thân chủ, nhưng rất ít người ngồi xuống nói “tôi phạm tội như thế này,” hay là “em có làm cái này, em có làm cái đó”. Không có! Phần đông là người ta sẽ dẫn giải, hay chối bỏ, hay dù cho có làm thì cũng đưa lý do “tôi làm vì cái này là vì cái kia,” “tôi không biết cái này, tôi không biết cái kia…”
Mình cũng không biết được cho đến khi nào mình có bằng chứng thì mình mới nói “nếu anh nói không biết thì tại có cái này, tại sao có cuộc gọi điện thoại lúc kia, tại sao lại đồng ý đi tới đó…” Có nhiều thứ lắm.
Cộng đồng cần hiểu rằng chúng ta chỉ có thể nói chung về luật pháp thôi chứ trong từng vụ một thì họ phải tìm hiểu cho đúng bằng chứng trước khi gọi là có những thắc mắc về luật pháp.
Ngay cả khi tôi ngồi trong văn phòng luật sư, trừ vụ của tôi ra, trừ những nhân chứng, bằng chứng của tôi ra, tôi cũng không dám nói về một vụ nào hết, bởi có những dữ kiện tuy là nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn mà mình không biết, mà phải là người trong cuộc họ mới biết được, mà đôi khi đến cả người trong cuộc còn không biết nữa nói chi là những người bên ngoài.
NV: Trường hợp một người bị bắt mà hơn 2 năm rưỡi chưa có bản án thì điều đó có là bình thường không?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Có. Trong những trường hợp người bị buộc tội phải đối diện với bản án chung thân thì người luật sư bên biện hộ muốn có thêm nhiều thì giờ để điều tra. Một là về vụ buộc tội đó, họ cần phải biết. Quan trọng hơn nữa là về cái án. Ví dụ em đó thua ở tòa rồi thì đến lúc tòa sẽ có những cái lựa chọn. Họ phải sửa soạn để trình bày là trường hợp của em đó như thế nào, đời sống ngày xưa như thế nào, bị ảnh hưởng chiến tranh làm sao, những điều gì thúc đẩy cho em đó đến đường này hôm nay chứ em không phải là người xấu như vậy… Nhiều thứ lắm. Những thứ đó cần nhiều thì giờ để làm, cũng như có nhiều cách thức mà người luật sư muốn dùng.
Thành ra việc kéo dài thời gian đến 3, 4 năm là chuyện bình thường.
NV: Một số phụ huynh nói họ thấy con họ có dấu hiệu theo băng đảng nhưng không có chứng cứ. Vậy có thể nhờ ai can thiệp, giúp đỡ để giữ chân con họ ở nhà được không?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Ðó là trách nhiệm của phụ huynh thôi, mỗi người phải tự tìm hiểu lấy chứ hỏi có cách nào giữ chân nó lại thì khó lắm, phải giữ làm sao?
Tôi chỉ có thể nói nếu muốn cho con em mình hòa hợp được với xã hội bên này, vấn đề hướng dẫn các em phải bắt đầu sớm lắm, đừng đợi lên tới trung học.
Tôi không phải là chuyên gia về vấn đề này, tôi chỉ nói bằng kinh nghiệm cá nhân rằng cơ hội mình có thể “giữ chân nó” chỉ có thể mình là “a part of their lives”. Mình phải hướng dẫn các em vào một việc gì đó, chơi hay làm một cái gì các em thích, khuyến khích thúc đẩy các em, cho các em làm như một thú vui hobby chứ không phải chỉ đi học từ sáng đến tối. Tôi tin là em nào giỏi trên lớp là tự động em học thôi chứ không cần ai thúc đẩy hết.
Còn nếu em nào có sở thích khác thì phụ huynh phải tìm hiểu sở thích của em là gì để hướng dẫn các em cho đúng.
Giúp con, đừng ép con thành đạt
NV: Theo thống kê, số thanh thiếu niên Á Châu, trong đó có Việt Nam, ở tù ngày càng đông. Luật sư nghĩ gì về vấn đề này?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Chuyện một đứa trẻ phạm tội có liên quan đến vấn đề xã hội quanh nó nhiều lắm.
Tôi chia sẻ bằng kinh nghiệm cá nhân mình. Một trong những đặc điểm mà tôi thấy có hại cho cộng đồng mình là cộng đồng mình chú trọng bề ngoài quá.
Mình đặt nặng cái Mercedes quá. Mình đặt nặng chuyện ép con lúc nào cũng phải học giỏi để vào Harvard thì mới có thể thành công. Mình tạo ra những cái nhìn không thực tế làm cho các em chán nản.
Mình phải hiểu rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chỉ có một số nhỏ là thành công chứ không phải là số đông. Nếu tất cả đều vào Harvard thì Harvard chẳng còn là Harvard nữa.
Các em bị áp lực từ bố mẹ đưa xuống, “con phải thành công, con phải thế này, con phải thế nọ.” Nhưng hãy tự hỏi bố mẹ đã làm gì để cho các con mình cảm thấy nó thuộc về xã hội này?
NV: Như vậy, nguyên nhân đầu tiên hướng các em đến con đường băng đảng phạm pháp bắt nguồn từ sự áp đặt của cha mẹ, của gia đình?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Một thông điệp mà phụ huynh cần biết là ở Mỹ này, giỏi cách gì, bằng nghề gì, cũng có thể làm ra tiền được hết. Không nhất thiết phải vào trường đại học thì mới là giỏi và mới có thể kiếm tiền.
Muốn nói đến chuyện giúp cho các em tránh qua những vấn đề băng đảng trước hết phải thay đổi suy nghĩ của phụ huynh. Ðừng nghĩ đến giải pháp con mình phải học điểm A hay nó phải lên đại học thì nó mới thành công. Ðây là những suy nghĩ đã lỗi thời lắm rồi. Ở Việt Nam thì suy nghĩ đó có thể đúng nhưng qua Mỹ thì hoàn toàn không đúng. Nhưng điều đáng buồn là phụ huynh cứ giữ nếp nghĩ đó.
Mình phải biết tội nghiệp cho các em. Nếu phụ huynh không thông cảm cho đời sống hằng ngày của nó, cho sự cô đơn, cho những vấn đề hằng ngày nó phải đối diện ở trường lớp, bạn bè thì sẽ không thể nào giúp được nó, nhất là với con trai.
Suy nghĩ của tôi là ba má mình ích kỷ lắm. Nói sự thật nghe thật buồn nhưng mà họ ích kỷ, họ chỉ biết nghĩ về họ thôi.
Nếu họ ngồi xuống thành thật với nhau thì hãy tự hỏi trong một ngày, họ dùng bao nhiêu thì giờ cho con của họ, bao nhiêu phút để suy nghĩ về đời sống của các con mình? Ðợi đến lúc con phạm tội họ lo lắng thì mình không tính, vì lúc đó quá trễ rồi. Còn trước đó, có bao giờ họ ngồi xuống thắc mắc mình cần làm gì cho con mình sống vui hơn, phải làm cái này làm cái kia cho con? Hay là lúc nào cũng chỉ đòi hỏi, “ba mẹ muốn con học giỏi, ba mẹ muốn con làm thế này làm thế kia.”
Quay đi quay lại lúc nào cũng thấy tranh đấu cái này tranh đấu cái nọ, rồi đi biểu tình này nọ rồi ngồi xuống nói chuyện gì không đâu. Chính cái ích kỷ đó làm cho con cháu mình bị thiệt thòi quá nhiều.
Trong tất cả các nhóm mà tôi đã làm việc, dù là Á Ðông, Nhật, Tàu, Việt, Thái,… điều buồn nhất để nói là nhóm có nhiều khó khăn nhất trong việc xâm nhập vào đời sống của người bản xứ là Việt Nam, khó khăn hơn còn hơn cả Cambodia, hơn tất cả các sắc dân khác. Ðương nhiên bao giờ cũng có người làm được, nhưng trong tổng thể, cơ hội gặp người Ấn Ðộ, người Thái Lan làm được thì nhiều hơn là người Việt Nam.
Hãy focus vào trẻ em thì sẽ thay đổi được đời sống của nhiều trẻ em lắm.
NV: Nói một cách cụ thể hơn, theo luật sư, phụ huynh cần làm gì để hướng con mình tránh xa cạm bẫy của băng đảng?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Theo tôi, điều giúp cho các em nhiều nhất chính là thông điệp này: “Con cứ làm cái gì mà con có thể phát triển sự đam mê của con, cái gì làm cho con vui mà con nghĩ là con thành công được thì cứ việc làm. Nên biết, nếu con không thành công, vẫn có bố mẹ ở đây giúp con.”
Hãy cho con mình sự bảo đảm thì khi đó nó sẽ tiến tới. Ðừng làm cho nó nghĩ rằng nó “phải thành công, phải thành công.” Ðừng mang chuyện con người khác làm được cái này làm được cái kia về so sánh với con mình. Ðừng tạo ra một viễn ảnh, một mặt bằng mà con mình không bao giờ đạt tới được.
Với thế hệ cha mẹ qua đây cực khổ nhưng cái cực khổ đó chỉ có khổ về vật chất. Không ai nhìn họ hồi qua đây khi đã ngoài bốn mươi tuổi mà hỏi “năm tới ông sẽ trở thành bác sĩ hay ông sẽ đạt được cái này cái kia,” hay ít ra họ cũng trải qua thời gian thơ mộng ở Việt Nam rồi.
Còn nhìn chung quanh đời sống của một đứa trẻ ở đây thì sao? Cái tuổi 12, 13, 14 hồi xưa cha mẹ không phải tự hỏi “tôi nói tiếng Anh hay tiếng Việt có cái giọng ngọng không? Tôi trông có giống người khác không hay người khác có chấp nhận tôi không?” Nhưng đó là sự lo lắng mà các em đang mang. Ngay cả là người Việt Nam với nhau, nhưng mà Vietnamese của người này cũng khác người kia, hay nói ngược lại Americanize của đứa kia cũng khác đứa nọ. Thành ra thực sự các em có tìm được sự cảm thông không? Không có.
Hãy hiểu nỗi cô đơn mà những đứa con mình có khi nó đến trường và ra ngoài xã hội. Hãy thực sự hiểu và thông cảm cho những điều mà các em phải tranh đấu mỗi ngày không hề dễ dàng chút nào hết.
Làm sao để nó thấy nó thuộc về xã hội này khi mà trường có những sport event, social event,… mà chưa bao giờ bố mẹ đưa nó đến tham dự, hay nó đứng lủi thủi trong một góc vì những tụi khác không chơi với nó?
Hãy tập trung vào các em thì sẽ thay đổi được đời sống của các em nhiều lắm. Khi đời sống các em vui vẻ, hạnh phúc hơn thì nó sẽ tránh được những chuyện như tham gia băng đảng.
Cộng đồng phải thay đổi
NV: Còn trách nhiệm của cộng đồng đối với các em thì sao, theo luật sư?
Luật Sư Andrew Ðỗ: Cái buồn của tôi là không ai nói lên rằng các em rất tội nghiệp vì bị bao bọc trong suy nghĩ phải học giỏi thì mới thành công, mới có cuộc sống giàu có, và giàu có thì mới hạnh phúc.
Cộng đồng mình phải tự hỏi là những thông điệp như thế mà mình cứ nhồi vào đầu các em thì có công bằng cho các em không? Có đúng cho các em không?
Tôi tự hỏi có bao nhiêu bác sĩ, triệu phú quanh đây có hạnh phúc?
Thành ra các em bị lúng túng, bối rối lắm. Tại sao vậy? Các em nhìn quanh cộng đồng mình và tự hỏi có bao nhiêu người lương thiện? Những người có trách nhiệm trong cộng đồng như bác sĩ, luật sư, những người lãnh đạo, những người được gọi là “role model” hãy tự hỏi họ có là tấm gương tốt cho các em không với lối làm ăn của họ, lối làm việc của họ? Nó tạo cho các em có cái nhìn “respectful of the law” hay luật chỉ là cách để họ tìm cách đi vòng kiếm lợi cho mình mà thôi?
Tất nhiên có những người lương thiện, nhưng cái tiếc của mình là những người đó không được nhìn thấy.
Các em bị một rào cản trong suy nghĩ là chỉ có những ai có tiền mới tạo được thành công, chứ không phải là anh có đạt được hết khả năng tiềm lực của mình không, có đạt được hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày không, anh có biết giúp đỡ người khác không.
Ðừng đánh giá đứa trẻ qua những điều như có học đại học không, có tốt nghiệp không, mà phải hỏi đầu tiên nó có phải là người xấu hay không. Ðó là mục tiêu mà cộng đồng mình cần nghĩ tới. Các em phải là người tốt trước, rồi sau đó sẽ tìm thấy một nghề nghiệp nào đó thích hợp với nó thì các em đặt hết khả năng của mình vào đó thì các em sẽ thành công.
Cách nhìn của cộng đồng mình còn rất giới hạn. Phải mở rộng tầm mắt, tầm nhìn sẽ thấy xã hội này có rất nhiều cơ hội dành cho mọi người. Trong xã hội này, khi mình đã do good job, cho dù bất cứ công việc gì thì đều có thể kiếm tiền được hết, không có job nào mình làm tốt mà mình không thể kiếm tiền được hết. Ngay cả nghề nails.
Phải làm sao cho những đứa trẻ hiểu được rằng cộng đồng này hiểu được những nỗi cô đơn, những nỗi khó khăn của nó, cảm thông với nó, nó không có một mình. Ðôi khi chỉ cần có người thông cảm với mình là mình đã có thể đi xa lắm, bởi nó cho mình khả năng vượt qua sự thách thức của cuộc sống.
* NV: Xin cám ơn Luật sư đã dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn này!
___
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
chuan. bo ich.
LikeLike
Rất hay và bổ ích chị ah. thanks chị nhiều.
LikeLike
This comment has been removed by the author.
LikeLike
Absolutely agree with luật sư Andrew Đỗ on the 1st part (about gangster). hehehe… Còn chuyện mà phụ huynh muốn dạy con tránh xa băng đảng, thì trước hết phụ huynh phải biết về băng đảng đã. Ví dụ đơn giản là ở nhà, 1 phụ huynh muốn giám sát con mình chơi computer hay lên online làm gì thì chính bản thân phụ huynh phải có kiến thức về computer. Chứ lơ tơ mơ, suốt ngày phụ huynh cứ đi khoe “con tui giỏi lắm, học bài trên máy tính suốt ngày” nhưng thật ra là nó chơi game, thấy phụ huynh đến thì nó minimize cái screen đi, giả vờ gõ gõ vô Word. Phụ huynh chẳng biết tiếng Anh, chẳng biết chuyện học hành nên cứ tin sái cổ là con mình nó bận học bài cả ngày. Có phụ huynh cũng nhiệt tình canh con lắm, ổng bắt cái ghế dài nằm luôn trước cái computer nơi con ổng đang học. Và tự tin rằng cách đó thì sẽ giám sát được con không online bậy bạ. Nhưng ổng chỉ nghĩ “bậy bạ” là coi phim sex, chứ ổng không nghĩ đến (hay không biết đến) facebook, forums, hay các website chơi game. Mà ổng có thức mãi đâu, nghe tiếng ổng ngáy là thằng con tha hồ chơi, nghe ổng ho húng hắn dậy là thằng con giả vờ học. Nếu 1 phụ huynh biết computer, hướng dẫn con dùng computer hợp lí thì chẳng cần giám sát 24/7 nó cũng ý thức được là không nên online làm gì bậy bạ. Lúc nào chơi thì chơi, lúc nào học thì học. Same thing for gangs! Gang = outlaw! They don't meet up to drink tea or solve math problem or play chess!
LikeLike
Bai phong van cua NV voi LS Andrew rat bo ich. Toi rat dong y cac nhan xet ve vai tro cha me trong viec giup do, day bao con cai.
LikeLike
Luat phap o My thi rat ro rang. Khong the noi rang la KQ dang o trong tu la OAN. Nhung toi cho la KQ tham gia bang dang vi lam lo, khong thay hau qua tai hai, va toi tin rang em rat hoi tiec. Toi van thanh tam hy vong em duoc giam an de co co hoi lam lai cuoc doi.
LikeLike
Bài này hay quá.
LikeLike