1.
Đọc bài báo này mới chợt nhớ ra ngày khai giảng ở Việt Nam vừa mới qua.
Đọc xong thấy buồn quá. Nhìn bức hình 2 cô giáo lại thấy muốn khóc.
Vậy là tui bỏ nghề cũng 6 mùa khai giảng rồi. Cũng bằng nửa thời gian đứng lớp.
6 năm ở Mỹ nghe như vẫn còn mới tinh. Vậy mà cũng ngần ấy năm bỏ nghề lại nghe ra đằng đẵng, xa xôi.
Thực sự không thể nào tìm lại được cảm giác nôn nao của những ngày gần khai giảng, cảm giác nhìn ngắm mình khi thử áo dài mới – có mùa tựu trường nào lại không may áo mới – và cảm giác ngày đầu năm xách cặp lên lớp, nhận học sinh mới – có đứa nào mà không tròn mắt nhìn cô, tự ước lượng xem cô này khó hay dễ, có bắt soạn bài nhiều không, có bày nhiều trò tào lao không.
Thực sự là quên cảm giác đó rồi.
Đến sớm nay chở Bi đến trường ngày đầu năm học. Hỏi, “Con thấy sao?” – “Cũng một chút háo hức, một chút sờ sợ”
Trưa đón Bi về, có cả chị Ti, chị Ri, nhìn mấy ông bố lăng xăng cầm theo máy quay phim, chỉ cho Ti và Ri, nói, “Nhìn kìa, chắc hôm nay là ngày đầu tiên con họ đến trường.”
Bi cũng rõ là ngạc nhiên khi sao thấy cả một dàn phụ nữ ở nhà cùng kéo đến trường đón Bi.
Ngồi lái xe, nghe Bi liếng thoắng với chị về cô giáo mới hăm he là cô sẽ rất nghiêm khắc, cô bảo cô sẽ cố gắng không có hét lên, nhưng mà sẽ rất là nghiêm khắc,… tự dưng cười một mình. Thì ra, ở đâu, mấy bà cô, ông thầy vẫn cứ thích chơi trò hù con nít.
Nhưng mà hồi xưa tui có hù con nít không nhỉ, hay chỉ bị học trò hù thôi. Học trò trung học, dễ gì!
2.
Đọc bài này lại cũng buồn.
Thì ra thì Việt nào cũng thế, ở đâu cũng thế. Đầy thù hận, nhỏ nhen, và đố kỵ.
Đọc, tự dưng lại nhớ đến ông cha Myriel trong “Những người khốn khổ.” Nếu lúc đó Jean Valjean gặp cha, gặp thầy như ở xứ này thì liệu cuộc đời ông ra sao nhỉ?
Tui đọc trong nhiều truyện, nhiều tiểu thuyết, thấy nhiều cảnh khi người ta bế tắc, họ hay đâm đầu chạy vào chùa, hay nhà thờ, lạy dưới tượng Phật, hay quỳ bên tượng Chúa để tìm một chốn bình an. Tui có lúc nghĩ, giả rằng khi tui tuyệt vọng, tui muốn chạy đến chùa, hay nhà thờ nào đó đâu đây, không biết họ có mở cửa không nhỉ, bởi tui chưa từng tới trong những lúc tuyệt vọng như vậy? Tui cũng tự hỏi, không biết liệu khi đó họ có hỏi lý lịch tui không, họ có rà lại xem lúc tui còn đang múa bút, có đâm chọc gì họ không?
Cũng khó nhỉ, thời thế thay đổi, Chúa Phật cũng đổi tính, tu thân, tu đạo, tu đời và tu cả chính trị. Thế cứ chửi sao bắt sinh viên VN học lịch sử Đảng hay triết học Mác-Lê. Không thấm nhuần đường lối, làm sao mà biết đường lên chùa hay đi lễ nhà thờ.
Đùa.
Từ sau 1975 ngành giáo dục của cả nước xuống dốc. Dù bác có 'trăm năm trồng người', bác không chịu chi cho người tưới vườn, nhặt sâu thì phải chịu vườn hoang thôi.Còn ông Kỳ không được giỗ chạp ở chùa, thì mang về nhà. Quy luật Nhân Quả rõ ràng lắm. Con ông Kỳ đừng mang tiền,mang biên lai ra than phiền lòng người bội bạc. Người ta vẫn còn nhân nhượng lắm nên chưa nói câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.” Cô KD bớt tiếng đi một chút, có lẽ người đời còn thương hơn.
LikeLike
Tội nghiệp cô giáo. Cứ tới khai giảng là cô giáo đếm năm đếm tháng. Mai mốt tui có $ mở trường thì tui cho cô giáo đứng lớp dạy mệt nghỉ cho đở nghiền nha. Cô giáo mà ko đứng lớp thì buồn lắm.Giỗ 49 ngày rất quan trọng. Mà thiệt, không làm trong Chuà thì anh chi em trong nhà quây quần lại làm ở nhà cũng được rồi. Không cần phải cứ Chuà, thấy tụng, $1000 và 200 người mới cầu siêu cho người chết được.
LikeLike
Bao nhiêu năm đi dạy. Nhiều kỷ niệm thì tránh sao không khỏi bồi hồi. Chia sẽ nhen!
LikeLike
Phật chúa ngàn năm nay y chang vậy thôi Lan ơi, mí người nào xưng danh mình nói dùm Phật và Chúa mới thay đổi thôi.
LikeLike
@PDC: đúng là cuộc đời có luật nhân quả, cho nên đừng nên cay nghiệt với đời.@Lún: ừ, cô giáo đi dạy càng lâu đến lúc không đứng lớp được thấy càng tội.Ở đây không chỉ là chuyện ở nhà hay ở chùa, hay chuyện $1000 hay 200 phải không Lún?@Đậu: hình như không bồi hồi, chỉ thấy buồn cho đồng nghiệp quá 😦
LikeLike
@Lún: đồng ý. Có điều Phật chỉ có 1, Chúa cũng có 1, mà người nói thay sao mà lắm!
LikeLike