Lâu lắm rồi mới lại xách máy hình đi chụp nơi giống Sài Gòn nhất ở trên đất Mỹ này.
Cứ mỗi lần nhìn những hình ảnh này, tôi lại nhớ đến cảnh chợ chồm hổm trong xóm nhà tôi hồi trước.
Kê đỡ tùng bánh ú, bánh tét để bánh trước một cửa tiệm
Những bó rau lang có lẽ hái từ vườn nhà, mang ra bán cũng được vài đồng
Một quầy bán nón len cũng “ăn nhờ ở đậu” trước một tiệm ăn
Những người Mễ cũng có mặt đông hơn ở khu vực này để kiếm sống, bằng nghề thổi bong bóng quấn hình, chẳng hạn
Dăm bó rau lang, vài bịch ớt hiểm, ít trái đậu bắp và một quả mướp – cũng hái từ một góc vườn nhỏ nhoi nhà ai đó
ớt hiểm, cà pháo, xả cây trên thềm nhà tiệm hột vịt lộn Long An
Cứ thắc mắc sao bao giờ những hàng dâu, xoài, cherry bán rong luôn là của người Mễ?
Chiếc ghế này, góc chợ này là của một cụ già tóc trắng, luôn vận áo túi, đội khăn mỏ quạ. Trông bà sang lắm, nhưng bà vẫn cứ ra ngồi bán những thứ này. Cho vui chăng?
Lại một khóm hàng rong. Những người khác đứng xem ắt hẳn là khách phương xa, bởi người Bolsa thì đã quen với cảnh này
Không còn chỗ ngồi đặt gánh hàng rong, thôi đành lập chợ trên thùng xe trong parking lot vậy
Lại một xe nữa nè, trông hoành tráng hơn khi có cả cây dù đi biển che mát
Nhìn có giống Vệt Nam?
Và một người hát rong
Không có xe, chưa xí được chỗ, đành đứng đại một chỗ trong parking lot.
Một anh bạn đi chụp hình chung nói, “Trông đông đúc và xô bồ quá.”
Tôi bảo, “Nhìn cho đỡ nhớ nhà. Hơn nữa họ nghèo mà, biết làm sao.”
Nhưng một người bạn khác làm trong thành phố thì kêu trời bởi cảnh này, “Chị ơi, phải hiểu rằng đây là Mỹ, không phải Việt Nam, không thể làm theo kiểu này được. Thực tình em muốn dẹp là sẽ dẹp được thôi, nhưng chẳng lẽ lại mang tiếng đi bắt nạt mấy bà già.”
Người mình có được bản tính bươn chải trong mọi hoàn cảnh, thì bằng chứng là đây.
Mỹ giàu sang và lộng lẫy.
Nhưng Mỹ cũng cùng cực và lam lũ đến thắt lòng.
Tôi nghĩ cái định nghĩa “Mỹ” và “Việt Nam” của bạn hơi hạn chế.Nếu bạn đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, sẽ thấy ngay cả những thành phố lớn như New York, Tokyo, Soul, London, cũng đều có những lọai hàng phụ, quầy hàng nho nhỏ trên đường phố như ở các nước chưa phát triển, Việt Nam, Thái Lan, vv..Quầy bán hàng nhỏ phụ bên những cửa tiệm lớn không có gì gọi là lạc hậu hay không lạc hậu
LikeLike
Sự khác biệt ở chỗ là các quầy hàng phụ này có sạch sẽ, theo luật thành phố, và làm cho vẻ mỹ quan thành phố, và trật tự thành phố ấy tốt hơn không ?Đấy là sự khác biệt giữa lạc hậu và không lạc hậuĐôi khi những cái quầy phụ ấy gia tăng nét duyên của khu phố, không cản trở lưu thông, sạch sẽ, và đúng luật, thì dù nó ở Mỹ hay Việt Nam, cũng đáng ca ngợi hơn là dẹp đi.
LikeLike
Cherry, dâu, và xòai được các người Mễ bán từng thùng, lý do là người Mễ ở lậu thường làm nghề hái trái cây cho các nông trại của người Mỹ, họ mua được giá rẻ. Còn Xòai thì bây giờ ở Mễ trồng nhiều nhất vì khí hậu giống Việt Nam. Những cây nào ở VN trồng được vì có khí hậu nhiệt đới thì ở Mễ cũng trồng được, như Xòai, Đu Đủ, Mãng Cầu, Mít vvv…
LikeLike
@Anonymous: ủa, tui có định nghĩa thế nào là Mỹ thế nào là Việt Nam trong bài này à, sao tui không biết vậy cà?
LikeLike
Bán nhỏ lẻ thấy thương ghê.Cũng là kiếm kế sinh nhai cả thôi.
LikeLike
Bạn À nó ni mệt trên kia trích lại câu than trời của bạn của bạn Lan í mà. Đồng ý là nếu bày bán như vậy mà sạch sẽ, nhìn có duyên lắm chứ.Dân mình hay có thói quen xả rác, hôi thúi nên nhìn bê bết. Ông bạn Lan ( làm trên thành phố)kia nói là đây là Mỹ, không phải việt nam , ông muốn dẹp đi thì ổng mới là hạn chế cái nhìn về thế nào là Mỹ , thế nào là văn hóa đa chủng tộc ở Mỹ.Mà cái văn hóa bày hàng bán chợ của VN là MỘt Phần của văn hóa đa chủng của Mỹ. Nói dẹp đi là….hơi ..bi thiển cận nha. Mà ở đâu ra ông cho ông cái tự tin là ông dẹp được vậy hén?Hì hì hì, chọc chút chơi. Chứ biết ông nào rồi.Thử đụng cô mấy bà già coi, bả chửi tơi bời cho coi. Hic.Lún.
LikeLike
ỐI giời ! Các bác cãi nhau làm gì cho thêm mệt. Năm ông sờ voi, có ông nào tả đúng con voi thật đâu ! Phương chi người ta nói có chủ đích của họ. Ừ thì cứ nhận nhếch nhác, đã chết thằng tây con mẽo nào đâu ! Chỉ có điều sao cái đất Mỹ khốn khổ khốn nạn như thế này mà ai cũng ước đến là sao nhỉ ? Chẳng lẽ Mẽo nó có bùa ?
LikeLike
Ngắn, gọn, súc tích và… đẹp đó cô giáo
LikeLike
@Anonymous 2: dĩ nhiên là thành phố không cho phép rồi, hoặc có thể chủ đất và các chủ tiệm chưa phàn nàn. Mỗi khi c1o xe cảnh sát hay bảo vệ tới đuổi, họ cũng nhào nhào chạy như cảnh “công an tới” ở VN vậyVới riêng tui thì không có chuyện gì, nó chỉ làm tui nhớ nhà, trong bài tui nói rồi 🙂
LikeLike
@Marcus: nhìn cũng hay lắm chứ, nhưng mà họ xả rác cũng ghê lắm :)@Lún: Lan lại nghĩ là không có chuyện chửi ở đây, nếu có chăng chỉ là chửi lén, bởi lẽ phải không nằm ở phía họ. Để họ bán, chẳng qua cũng là một sự thông cảm kiểu tình đồng hương.
LikeLike
@Diễn Đàn Thế Kỷ 21: thanks, anh T. 🙂
LikeLike
Mình nghĩ nước nào cũng vậy, cảnh buôn bán trên chắc đều có, nhưng nếu là người Việt Nam thì mình cảm thấy thân thương hơn thôi 🙂
LikeLike
xin bo^? sung the^m la` ngu+o+`i me^~ ddi ha'i thue^ cho no^ng tra.i (xong mua vo+'i gia' re? ddem ddi ba'n le? nhu+ anon. dda~ no'i) kho^ng nha^'t thie^'t la` da^n o+? la^.u, ma` ho. thuo^.c da.ng “xua^'t ca?nh lao ddo^.ng” thi` nhie^`u ho+n ddo'. Ho. di chuye^?n tu+` nam to+'i ba('c theo mu`a, vi' du. xua^n, ha. thi` ha'i da^u, dda`o, cherries, v.v, dde^'n thu thi` ho. le^n dde^'n Washington ha'i ta'o ro^`i la.i qua`nh ngu+o+.c xuo^'ng phi'a Nam ha'i cam, chanh va`o mu`a ddo^ng… info na`y la^'y tu+` cuo^'n sa'ch em ddang ddo.c ve^` ca'c vu+o+`n ta'o o+? Washington
LikeLike
Cái tốt của nước mình thì nên đem theo qua sứ người. Chứ những “văn hóa” xấu như vứt rác, không vệ sinh, đừng mang theo làm gì.Nếu khi vì tình đồng hương, thì các bà bán báo, bán ốc đâu còn ngồi đó nữa.Nhưng cũng phải tới lúc nào đó thôi. Không phải từ tâm mà để chuyện này thành cái “lệ” cho những khu chợ khác làm theo.
LikeLike