Nhìn Facebook một số bạn bè, mới nhớ ra hôm nay, 5 tháng 9, là ngày khai trường ở Việt Nam, dù rằng trường lớp thầy trò đã miệt mài từ tháng 8.
Nhìn trường xưa thầy cũ và những gương mặt học trò của đồng nghiệp một thời, đã không còn cảm giác bồi hồi, nhớ nhung như trước nữa.
Cuộc sống đơn giản ở Mỹ, theo năm tháng, đã làm thay đổi nhiều lắm cách tui nhìn về những gì đang diễn ra trước mắt mình – dù chỉ qua hình ảnh.
Những ngày này, điều lẩn quẩn trong đầu tui, là khái niệm “tị nạn giáo dục.”
Một cách tình cờ, ngẫu nhiên, mà cùng lúc tui chứng kiến một số bạn bè, người quen đưa con đi du học ngay từ lúc chúng mới đặt chân vào trung học, bằng nhiều cách khác nhau.
Tui hỏi “bồ cũ”: “Nếu mình còn ở Sài Gòn, thì giờ này mình sẽ như thế nào nhỉ? Liệu mình có đủ sức cho con đi du học như người ta không?”
“Bồ cũ” nói tui cũng sẽ ngon lành như ai, cũng sẽ giàu như chúng bạn. Hehehe, chẳng biết nữa.
Tui có nhiều bạn bè thành công, rất thành công trên con đường kiếm tiền lẫn quan lộ. Và khi đã thành công đến mức đó, thì găp lại, câu chuyện xoay quanh nhiều nhất luôn là chuyện học hành của con cái, đặc biệt, không ai lại không có ý muốn đưa con ra nước ngoài học.
Tui rời VN đến nay là 12 năm. 12 năm quay cuồng trong công việc, nhà cửa. Tui không biết nó dài hay ngắn, chỉ biết khi ngoảnh nhìn lại thì thấy sao mà mọi thứ khác quá, thay đổi quá.
12 năm, bé Ti đã tốt nghiệp đại học, đi làm hơn 1 năm. Thằng Bi thì vừa vào lớp 10. Tui nhìn 2 đứa nó, nhìn bạn bè gửi con đi du học, rồi nói với “bồ cũ”: “Nghĩ lại quyết định ra đi ngày trước là không có sai.” – “Ừ, đó là một quyết định sáng suốt,” bồ cũ khẳng định.
Vậy mà, ngày đó, tui cũng “trầy vi tróc vẩy” với ổng chứ chẳng chơi 🙂
Tui nghĩ thật khó mà để nói cho bạn bè hiểu rằng cái sự nghiệp giáo dục ở VN nó tụt hậu, giáo điều, và màu mè đến mức nào. Không nói được. Mà ngay cả chưa nói, chỉ cần phát biểu mấy câu đó thôi là đã bị ghét rồi, hehehe
Tui có những câu chuyện mà mỗi lần nghiền ngẫm là mỗi lần thấm thía:
Câu chuyện thứ 1: lâu lắm rồi, dễ chừng phải 7-8 năm, tui viết bài phỏng vấn 1 cô bé ở VN bị chính người cha ruột của mình hãm hiếp. Tui có hỏi em một câu “Bây giờ, điều mơ ước của em là gì?” – “Em cũng không biết mình mơ ước gì nữa…” Một người bạn của tui khi đọc bài đó, đã nói, “Chị Lan đã mô tả được cái nghèo của cô bé đó đến tận cùng, bởi người ta luôn nói ước mơ không phải trả tiền, nhưng em bé đó đã không có được cả ước mơ về 1 điều gì hết.”
Câu chuyện thứ 2: một người bạn là huấn luyện viên thể thao. Bạn kể bạn đi tìm những em “năng khiếu” từ các vùng quê đưa về thành phố huấn luyện để trở thành những vận động viên chuyên nghiệp, tham dự các giải quốc gia, quốc tế. Khi đã vào “đội tuyển” rồi thì khẩu phần ăn uống của các em cũng được quan tâm đặc biệt hơn, nhiều thịt cá hơn, nhiều sữa hơn. Nhưng, “kêu tụi nó ăn thịt uống sữa mà tụi nó bưng chén cơm lên là khóc ròng, không ăn được. Vậy mà khi chỉ luộc rau chấm nước tương nước mắm thì chúng lại ăn như sơn hào hải vị.” Nghe bạn kể tui bật cười. Nhưng cười rồi thấy ứa nước mắt. Bởi, bạn sẽ không ăn được những thứ xa lạ với bạn. Cả đời bạn không biết thịt là gì, sữa là gì, thì đưa vào miệng, không phải ai cũng thấy ngon, mà nhiều người sẽ bị ói.
Đưa 2 câu chuyện đó, để muốn nói rằng, nhiều người sẽ không thể nào hiểu nổi cái khao khát muốn “tị nạn giáo dục” của người trong nước là như thế nào khi họ không hề biết cái sự giáo dục ở ngoài nước nó hay hơn ra sao, cũng như bạn sẽ nhìn tui như một kẻ phản động khi tui nói rằng sự nghiệp giáo dục ở VN nó tụt hậu, giáo điều, và màu mè quá đỗi.
Chỉ có bước ra khỏi nơi mình sống, nhìn lại, mới hiểu nó là gì. Còn lại, mình cứ phải cuốn theo nó, hòa trong nó mà tồn tại.
Kể thêm một câu chuyện, để thấy vì sao nên “tị nạn giáo dục” khi có thể 🙂
Hôm rồi tui có post trên FB lời mời mọi người nếu có muốn ủng hộ cho nhóm học sinh lớp 10 của Bi thì từ 4 giờ đến 6 giờ chiều đến tiệm đó mua nước uống.
Tiệm hứa 20% tiền bán được vào giờ đó sẽ cho tụi Bi.
Bi ngồi nhẩm, “nếu trong 2 tiếng có được 100 người vào mua, mỗi người chi ra $3 thì nhóm Bi coi như gây quỹ được $60.”
Tui biết, sẽ có người nghĩ, thôi thì thay vì mua nước thì tụi nó chỉ được cho lại có 20%, thì bây giờ cầm tiền cho tui nó luôn có phải được nhiều hơn không.
Câu trả lời dĩ nhiên là tui Bi không được làm như vậy 🙂
Ngay từ lúc đi học, học sinh đã được dạy muốn có tiền, phải lao động. Đồng tiền không tự dưng chạy vào túi mình được. Chính vì thế mà ai ở Mỹ cũng sẽ thấy tụi học trò muốn làm gì gây quỹ cũng phải bỏ công sức, đi rửa xe, đi bán kẹo,… làm bất cứ thứ gì, để đổi lại những đồng tiền.
Khi suy nghĩ đó đã tiêm nhiễm vào đầu, thì chuyện mình cứ ngồi không có người mang tiền dâng tới bằng hối lộ, bằng mua chuộc sẽ hạn chế tối đa.
Cách đó dạy cho mọi người ở đây hiểu rằng bạn có thể có tất cả những gì bạn muốn bằng chính sức lực của bạn, chứ không phải bằng cách bỏ tiền ra mua nó, như cách xã hội VN đang vận hành, và bạn không thoát ra khỏi nó được, dù muốn dù không.
Thôi thì, tóm lại, tui ủng hộ tị nạn giáo dục. Ai có điều kiện ra nước ngoài học, hãy cứ đi. Càng nhiều người đi, càng có nhiều hy vọng thay đổi.
Comments are closed.
Rat hay, chi Ngoc Lan. Tui ung ho ty nan giao duc.
LikeLike
I am wading into this topic with no hold barred, here it is;
Số lượng sinh viên học sinh Việt Nam du học tại Mỹ qua mặt Úc, trong một hai năm nay với gần 30 chục ngàn đứa. 55% là con gái, 45% là con trai, đương nhiên trong số đó có LBGT nhưng không có ra public.
Khoảng 13% học sinh ngữ, 28% học chương trình hai năm, 31% học 4 năm, 8% học cao học và 4% học tiến sĩ. Còn lại là học cà lơ phất phơ chưa biết học cái gì.
Số du học sinh học K-12 là 12% tổng số hay tương đương chừng 3,500 đứa so với một hai năm trước thì nó tang them cả ngàn đứa.
Việt nam có tỉ lệ tăng trưởng UHNWI ( ultra high net worth individuals) nhanh nhứt thế giới , đại gia với 30 triệu đô la trở lên. Một cái wealth report tiên đoán là tới 2014 số đại gia này sẽ tăng lên double. Saigon là thành phố mà có số tăng trưởng đại gia nhiều nhất, những thành phố khác la Jakarta của Nam Dương, Mumbai, Delhi của Ân Độ.
2014 tổng sản lượng kinh tế VN là 186 tỉ đô, người Việt chi ra 1 tỉ đô cho con ra đi học ngoại quốc, trung bình đổ đồng là 50 ngàn đô mổi đứa một năm.
Lý do tại sao đi Mỹ nhiều?
Đơn giản là người việt không chuộng hàng việt mà chuộng hàng hiệu brand name. Không có cái brand nào mà hào nhoáng bằng the USA mặc dầu về mặt giáo dục only, the us is behind many other countries in term of producing results, kiến thức cơ bản thu thập được của học trò.
Cái thứ hai là Mỹ có nhiều bà con sống ở đây và một cái chiêu mới là dể mướn, mốc nối, gia đình người Việt ở Mỹ làm guardian lẩn ô sin for high fee, cho con cái du học sinh giàu. Nuôi nó ăn ở trong nhà và phục vụ nó như ba má nó ở VN và trả tiền khẳm. Cái này sách vở nghiên cứu Mỹ không biết mà là do thấy nhiều trường hợp, giấu như mèo giấu cứt vì sợ, vì mắc cở là tị nạn cộng sản mà mê tiền chịu làm ở đợ thời high tech cho con dại gia cộng sản (most of them) lấy đô la.
Thường thì chỉ thấy trước mắt về mặt giáo dục cho con đi học Mỹ để nó có kiến thức tranh đấu làm ăn sinh tồn cho cuộc đời nó tốt đẹp, cha mẹ nào cũng vậy. Nhưng nghĩ xa chút nữa thì thấy nó không thật sự là trau dồi kiến thức khỉ khô gì hết. Có phải cha mẹ mấy đứa nhỏ du học sinh mới là người làm ra tiền quá xá và trở thành coi như là thành đạt đi trong xả hội VN, mấy phụ huynh này có bao nhiêu người đi du học mà họ quá thành công? họ chắc chắn là trưởng thành trong môi trường giáo dục VN nhưng họ quá thành công và làm ra quá nhiều tiền thì tại sao lại nghĩ là gởi con đi du học để nó lo tương lai nó ấm cật. Thành ra yếu tố chuẩn bị kiến thức cho con để nó làm giàu có một cuộc sống tốt đẹp chắc không phải là nguyên nhân chánh??? Tôi muốn nghe ý kiến phản biện nhận xét này của tôi if possible.
Nếu tôi ở VN và có con và muốn cho con đi du học càng sớm càng tốt, càng nhỏ tuổi càng tốt, thì không đơn thuần là chỉ về mặt giáo dục tậu kiến thức. mà là cho nó một cơ hội sống tốt hơn trong môi trường không bị ăn dồ bậy bạ có hàn the, formone, thuốc trừ sâu hay phải đối diện lội nước cống mùa mưa hay hít thở khói xe honda kẹt như chưa bao giờ tưởng tuọng được. Phải sống trong môi trường như vậy thì làm sao mà nó lớn khỏe vì nước kiến thiết quốc gia khỉ mốc khô gì nổi. Chỉ là còi cọt, ung thư sớm trước tuổi, trí óc mờ tịt thì lấy gì mà học cho được cho dù trả 200 trăm ngàn một năm đi nữa mà không có sức khõe (physically) thì học được khỉ khô gì? Đó là chưa nói tới cái môi trường mà cái gì cũng là mua bán hay ăn cướp thì có kiến thức bên tây, bên Mỹ cũng chẳng ích lợi gì nhiều, vì thật sự xã hội đó đâu có phài là meritocracy, người tài giỏi được trọng dụng đâu.
Thành ra tôi nghĩ tị nạn giáo dục là bắt nắm một cơ hội mở rộng mà tất cả mọi người bên VN nhất là người có tiền có cơ hội dầu tư, muốn đời sau của họ không bị còi cọt, ung thư và tránh du côn, du thực mất đạo lý và có được cơ hội có thể tá túc tránh bị tịt ngòi, hai chân hai bên cho có chổ né.
Chín mươi lăm triệu người, hơn một nữa dưới 25 tuổi là bốn mươi lăm triệu người tuổi đi học và có khoãng 7 -8 chục ngàn gia đình có tiền cho con đi du học. Coi như đổ đồng 700 đứa trong tuổi dưới 25 thì có một đứa có tiền đi du học, 699 thằng còn lại cho mầy chết dở vì số xui đẻ không coi ngày. Lảnh dạo có tiền cho con tị nạn giáo dục nên không có dộng cơ thúc đẩy cải tổ gì cho tốt hết. Con thiên hạ chết chớ không phải con mình chết.
Tôi cũng mong cho có nhiều người có cơ hội đi du học. Ba má nó không nhất thiết là ăn cướp hết, nhưng nếu là ăn cướp mà con nó đàng hoàng thì không thể đổ lên đầu dứa nhỏ được, làm như vậy giống công sản xét lý lịch cho đi học quá.
Giáo dục tậu kiến thức là mong muốn thật sự chớ không phải chơi nhưng không phải là nguyên nhân chánh chánh chánh.
LikeLike
Cho con du học phục vụ vài điểm :
1- Biểu lộ sự thành công của gia đình đối với xã hội. ( Hồi xưa thì xe hơi, phố mặt bằng, iPhone, bóp xịn)
2-Tẩu tán tài sản một cách hợp pháp , tìm một cái Passport, giống như có một cần câu mới. What if situation.
3- Đòi hỏi căn bản của môn đăng hộ đối, hay mở cánh cửa quan…
Nhớ hồi mới quen cô giáo, có hỏi cậu hỏi tại sao bỏ lại rất cả và làm lại từ đầu ? Cô giáo đã nói, cho Bị Ti được hưởng nền giáo dục tốt hơn, một xã hội an bình ăn nhân tính hơn. Một chọn lựa đúng và rất can đảm, không phải ai cũng dám bỏ hết. Cái value đó, không thể tính ra bằng tiền, nên vài chục triệu chỉ trở thành con số.
Chúc luôn vui mạnh
LikeLike
Du học là “bệnh truyền nhiễm” ở VN. Quen vài người cho con đi du học: 1/ tị nạn kinh tế 2/ không dạy được con nên cho đi du học để vừa lấy tiếng với bạn bè là có con đi du học, vừa khỏi phải nhìn thấy đứa con “mất dạy” hàng ngày 3/ con người ta du học thì con mình cũng phải du học để tranh tiếng “có con đi du học” với người quen!!!… và nhiều lý do không tên nữa! 50/50
Đồng ý với OK.
Đồng ý với GLL v/v gia đình cô giáo, có cả cha mẹ đi là tốt nhất!
Du học sinh sẽ có đóng góp cho đất nước sau này hay không thì chưa biết, nhưng hiện tại có nhiều gia đình dỡ khóc dỡ cười vì “mất con” (học xong rồi tìm đủ cách để ở lại), con thành “mất dạy” thiệt vì không có cha mẹ bên cạnh để chỉ bảo…
LikeLike