1.
Mỹ đang vào mùa ra trường cho những học sinh cuối cấp, từ mẫu giáo đến các bậc đại học.
Hôm qua, tui cũng đi dự lễ ra trường của thằng cháu, con ông anh, ở San Diego. Thực ra thì đây là chuyến đi không dự tính. Cho đến khi một ông anh khác nhắn “Bữa nay anh xuống anh Liêm dự lễ ra trường của Vincent, Lan có đi được thì text anh nghe.”
OK, đi. Vẫn kịp chạy đi mua cho nó vòng hoa lan thay cho vòng nguyệt quế 🙂
Anh Quốc, người rủ tui đi, là người có mặt trong lễ ra trường high school và đại học của tất cả những đứa cháu trong nhà, chỉ trừ đứa ở Arizona xa quá ảnh không đi 🙂
Như vậy, đến tham dự lễ ra trường của cháu tui có được 5 người: ba mẹ nó, chú nó, cô nó (là tui) và một người bạn tui từ VN sang chơi, tui kéo đi luôn cho biết lễ ra trường của học sinh trung học tại Mỹ ra làm sao.
Anh Quốc luôn tham dự lễ ra trường của con cháu vì những lý do của riêng ảnh, nhưng tui nghĩ, phần nhiều phát xuất từ câu chuyện của một người bạn ảnh từng làm việc chung.
” Anh có thằng bạn làm chung, nó kể, hồi lúc nó làm lễ tốt nghiệp, ba má nó không đi dự vì cho rằng không có gì quan trọng, ở nhà may đồ lấy tiền quan trọng hơn. Nhưng có lẽ ba má nó không ngờ nỗi buồn đó đeo đẳng theo nó suốt đến tận bây giờ. Nó không thể nào quên được rằng ba má nó đã không đi dự lễ ra trường của nó.”
Trong đầu tui, đến giờ, vẫn không quên được hình ảnh của một cậu bé người Mễ Tây Cơ lầm lũi bước đi một mình với gương mặt buồn rười rượi trong ngày bé Ti tốt nghiệp midle school, khi mà xung quanh nó, ai cũng có quá nhiều người thân bao quanh với bao lời chúc mừng cùng nào hoa, nào bóng bay, nào thú nhồi bông, cùng những nụ cười, những cái ôm nồng ấm.
Tui cũng tưởng tượng hình ảnh anh tôi, một mình đi vượt biên từ năm 16 tuổi, cũng đã từng một mình cô độc trong lễ ra trường. Và một số bạn bè trên blog này, cũng từng một mình như thế. Bởi, gia đình hãy còn ở VN.
Trong chỗ tui làm có một em là sinh viên du học. Một ngày, chợt nhớ ra, tui hỏi, “Hôm nào em làm lễ ra trường?” – “Dạ, em không có dự lễ, em chỉ nói người ta gửi bằng về nhà thôi. Tại đi cũng không có ai hết chị ơi.” Em trả lời nhẹ tênh, mà sao tui lại nghe buồn quá.
Nhiều người Việt mình mới sang, quay cuồng với cuộc mưu sinh, đôi lúc quên rằng có những điều thiêng liêng hơn tiền, mà khi mình nhận ra thì nó đã trôi tuột qua rồi, không làm sao níu giữ.
Đi dự lễ ra trường, coi vậy mà không phải chuyện nhỏ đâu 🙂
2.
Nói chuyện ra trường rồi thì nói chuyện học tiếp.
Tui sống ngay trung tâm Little Saigon, nơi người Việt đông như kiến. Nên chuyện nhìn thấy danh sách các thủ khoa, á khoa tốt nghiệp trung học đa số là người Việt, là chuyện bình thường. Chuyện những em lên phát biểu trong lễ ra trường là người Việt cũng là bình thường.
Nhưng,
Chỉ cần vượt ra khỏi bán kính của Westminster, của Garden Grove, của Fountain Valley… một chút thôi, là mọi sư đã khác lắm rồi.
Mà, thêm một điều nữa, sinh viên gốc Việt được chọn phát biểu trong lễ tốt nghiệp đại học lại càng là hàng rất hiếm.
Thế nên, có câu hỏi được đặt ra, tại sao học sinh VN học giỏi ở bậc phổ thông, mà lên đại học, rồi ra trường, hiếm thấy có tên tuổi nào tạo được những “đột phá”?
Điểm số nơi trường trung học liệu có là thước đo chính xác cho trí tuệ của học sinh?
Tui nhớ tui có từng đọc đâu đó người ta lý giải về điều này, trong cách tư duy của dân gốc Á, trong đó có Việt, và dân Mẽo, mà giờ quên rồi 🙂
Với tui, thì kinh nghiệm bản thân cho thấy, bạn bè tui, học trò tui, nhiều đứa khi còn đi học điểm số của họ ý ẹ thấy sợ luôn, thậm chí có đứa mình đã chẳng ngần ngại nói nó là “dốt”. Vậy mà sao khi ra đời, lao vào cuộc kiếm tiền, thì tụi nó lại là những đứa kiếm tiền giỏi, giỏi đến giật mình. Mà lẽ đời bình thường, đứa giàu thường được người ta “kính nể” hơn 🙂
Vậy là sao nhỉ 🙂
hehe, chưa biết ra sao ngày sau. Nhưng trước mắt, là bậc cha mẹ, tui nghĩ vầy nè:
Ai có con học giỏi, điểm số cao ngất ngưỡng, hãy lấy chuyện 4 năm trước mắt không phải tốn tiền học cho con khi nó vào đại học, làm niềm phấn khởi.
Còn ai có con học dở, điểm thấp lè tè, thì hãy lấy chuyện khi nó ra đường biết mua về cho mình… đồ đánh vẩy cá vì thấy ba mẹ làm cá cực quá, làm niềm hạnh phúc.
Đường dài mà, chưa biết mèo nào hơn mỉu nào 🙂
Chúc mừng tất cả các phụ huynh có con tốt nghiệp ở mọi lứa tuổi 🙂
“hehe, chưa biết ra sao ngày sao” – hehe, chưa biết ra sao ngày sau.
Đồng ý với NL, nhiều bậc cha mẹ cho rằng tham dự lễ ra trường của con cái đâu có gì quan trọng nhưng sự có mặt của cha mẹ, bạn bè, người thân và những lời chúc mừng, những bức ảnh chụp chung với các em là những động lực thúc đẩy các em trong tương lai vì các em biết rằng các em được mọi người quan tâm thương mến.
LikeLiked by 2 people
hehe, gõ lẹ quá nên chữ nghĩa đi tùm lum 🙂
Cám ơn anh Peter 🙂
LikeLike
HAPPY FATHER’S DAY
LikeLiked by 1 person
Nhớ đêm ra trường đầu tiên xứ Mỹ, con bà Phước, nhậu xay nhìn thiên hạ
LikeLiked by 2 people
Cha mẹ muốn con như thế nào mới là thành công?
Ngoại trừ học thật giỏi, hình như nhưng hs không khá giả cũng vẫn còn được trợ cấp đi học đại học ?
LikeLiked by 1 person
Tùy theo cách nhìn của mỗi phụ huynh.
LikeLike
Vào năm thứ ba của đại học, tui có quen một anh bạn tên Dave học chung những lớp về analog design, digital design, và communications systems. Dave là một sinh viên với điểm ở mức trung bình của lớp. Tuy nhiên, trong lớp, Dave luôn là người thường nêu lên những câu hỏi liên quan đến sự ứng dụng của những định lý, những phương pháp được dạy trong lớp vào thực tế. Hai năm sau, sau khi ra trường, tui và Dave lại vào làm chung một hãng. Có 2 năm chúng tôi làm chung một dự án làm long range radar cho cơ quan quản trị hàng không của chính phủ HK. Dave làm bên digital board design. Dần dần, Dave trở thành một trong những kỹ sư điện tử giỏi hàng đầu của hãng. Có học chung lớp với Dave rồi, tui mới thấy nhiều khi điểm trên bài thi không có ăn nhập gì đến việc một người có thành công hay không khi ra làm việc.
Tui là một người rất biết ơn phương pháp giáo dục của Mỹ. Số là tui có một điểm rất yếu là có trí nhớ thật kém cỏi. Lúc nhỏ ở VN, tui bao giờ cũng bị điểm xấu khi bị gọi lên đứng trước lớp trả bài học thuộc lòng. Trên bài kiểm tra cho những lớp đòi hỏi trí nhớ như lịch sử, địa lý, sinh vật, tui chỉ được điểm trung bình hoặc kém, dù hiểu bài rất rõ, chỉ vì tui không thể nhớ được những con số của năm tháng, cũng như không thể viết đúng những câu văn, cùng các dấu chấm, phẩy y như trong bài học. Nếu còn ở VN, với phương pháp thi cử đòi hỏi trí nhớ như thế, có lẽ tui đã không thể nào đậu được vào đại học. Sang Mỹ, tui học trung học hai năm rưỡi, và mặc dù với trở ngại ngôn ngữ, tui vẫn được điểm không dưới B trong mọi lớp, nhờ vào cách thi cử chỉ đặt trọng tâm vào việc học sinh có hiểu bài hay không.
Tui cũng còn nhớ, vào năm lớp 8 ở Việt Nam, học sinh bắt đầu học hoá học. Tui đã rất khổ sở khi phải học thuộc lòng rằng, khi chất này, với màu này, được hoà với chất kia có màu kia, thì hỗn hợp sẽ mang màu nọ. Tui vẫn còn nhớ việc thắc mắc, không tài nào hình dung được ‘kết tủa’ là cái quái gì. Sang Mỹ, trường nào cũng có phòng thí nghiệm hoá học và vật lý. Tuần nào lớp hoá cũng có giờ làm thí nghiệm. Khi pha chất này với chất kia, màu ra như thế nào, học trò thấy tận mắt, không cần phải nhớ. Rồi khi có precipitation (kết tủa) xảy ra, học trò cũng thấy ngay, chẳng cần phải tưởng tượng chi cả. Vậy mới thấy học trò ở nước giàu, với đầy đủ phương tiện phòng thí nghiệm, đỡ mất thì giờ hơn học trò các xứ nghèo như Việt Nam vào thập niên 70, 80 như thế nào.
Điều NL nêu lên trong bài này cũng là điều tui thường suy nghĩ, rằng tại sao học sinh Việt Nam thường được điểm cao ở bậc trung học, và cả đại học nữa, nhưng tại sao rất ít người Việt Nam có được các bằng sáng chế? Với những ai chịu ảnh hưởng cách giáo dục của Việt Nam, vấn đề là gì? Với những người Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhỏ, cách giáo dục của Mỹ, vấn đề là gì?
Tui cũng có xem qua một số tài liệu về hệ thống giáo dục của Phần Lan, một quốc gia ở Bắc u với số điểm đo lường kiến thức học sinh về văn chương, toán và khoa học cao nhất thế giới, mới thấy là họ có một chủ trương rất khác, đó là chuẩn bị hành trang một cách toàn diện cho học sinh vào đời. Để đạt được điều đó, chuẩn bị cho một hệ thống giáo dục thôi chưa đủ, mà họ còn chuẩn bị cả một hệ thống xã hội nữa. Rất là hay. Quý anh chị nào quan tâm đến việc giáo dục có thể tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục và xã hội của Phần Lan.
LikeLiked by 3 people
Tóm lại là nhờ qua Mỹ mà Mr. Kẹo Đủ Màu được toàn điểm A 🙂
Có lẽ còn lâu lắm VN mới theo được phương pháp giảng dạy ở Mỹ, bởi như anh M&M nói, nó không chỉ dừng lại ở chuyện thay đổi cách dạy và học trong nhà trường, mà phải chuẩn bị cho sự thay đổi cả một hệ thống xã hội nữa.
LikeLiked by 1 person
Tôi có đứa cháu mới ra trường trung học mùa này, Mẹ nó là cháu vượt biên chúng tôi bảo trợ. Ngày ra trường trung học còn nó không mời: Viện cớ là nắng và chổ ngồi giới hạn, nó lại mời tiệc làm ở nhà, tôi giận không thèm đi. Nói : Đau bụng không ăn được.
Có 1 số người ra trường trong cộng động chúng ta mà ít người để ý tới, tôi thật ngưởng mộ kính nể: Đó các Thầy đi tu ra làm Cha nhà thờ và Bà phước. Chúc Phúc Lanh Quý Vị và gia đình có còn em hiến thân.
LikeLike
Trời, giận chi vậy chú! Chuyện nắng và chỗ ngồi là thiệt mà, hôm qua bé Ti cũng đi dự lễ ra trường của bạn ở UCSD, kết quả là cả người nó bị cháy nắng, cảm nắng và sáng nay không đi làm được.
Mình có lòng đi là được rồi, nhưng có những lý do để mình không đến được thì có gì đâu mà giận chi cho… già 🙂
LikeLiked by 1 person
Cô NL,
Có bài nào chia xẻ về identity theft chưa nhỉ?
Thx
LikeLiked by 1 person
Hình như lâu rồi có một bài thì phải.
Có tin gì mới không ạ?
LikeLike
Những học sinh, sinh viên, với hoàn cảnh khó khăn hay thuộc diện di dân, họ có khác chi những bọt sóng bập bềnh nổi trôi trong một dòng sông lạ. May mắn với vòng tay bao dung của những thầy cô đó họ được hướng dẫn nương theo con nước, trôi giạt vào bờ.
Trần Mộng Tú
LikeLike