Tôi coi tin tức xoay quanh “sự kiện” “Công an hành hung phóng viên báo Tuổi Trẻ khi đang tác nghiệp”.
Có lẽ lâu lắm rồi (hay chưa bao giờ) các báo trong nước lại có sự nhất tềlên tiếng đòi hỏi phải có sự điều tra, xét xử những tên công an côn đồ đã “dám” hành hung nhà báo như thế(và cũng đang tự thắc mắc phải chăng vì là phóng viên báo Tuổi Trẻ nên có khác?)
Sự côn đồ của công an Việt Nam đã đến mức báo động, và lần này, dường như giọt nước làm tràn ly nước!
Một người bạn tui hỏi, “Sao báo chí hải ngoại không lên tiếng về vấn đề này?”
Tôi hỏi lại, “Muốn lên tiếng theo kiểu nào?”
“Thì giống như những trường hợp dân oan, người biểu tình Formosa, biểu tình chống Trung Quốc… bị công an hành hung thì mình lên tiếng đó,” bạn giải thích.
“Chuyện này không giống nhau!” Tôi nghĩ vậy.
Tôi đọc một loạt bài trên các báo, trên FB, cùng các lời bình luận, và, không lấy gì làm lạ khi nó na ná như nhau, cùng một kiểu suy nghĩ, một kiểu kết luận.
Chỉ duy nhất 1 bài khác, là bài của Trung Bảo. Trong đó có đoạn:
Hôm qua các nhà báo ở Hà Nội bị ăn đòn của các “chiến sĩ” cảnh sát hình sự. Ngay lập tức các đồng nghiệp của nạn nhân đã lên tiếng bảo vệ. Cũng ngay sau đó lãnh đạo của các tay côn đồ này đã đến xin lỗi, nài nỉ phóng viên đừng đưa lên báo. Sau đó là lời hứa của ông trưởng ty cảnh sát thủ đô, sẽ “xử lý nghiêm”.
Bênh vực đồng nghiệp dĩ nhiên cần thiết. Vừa bảo đảm an toàn về sau cho chính mỗi người làm báo, và lớn hơn là để bảo vệ quyền tự do thông tin. Nhưng, khi những nhà báo bị ăn đòn trào máu miệng thì họ có nhớ đến những vụ dân oan, người biểu tình bị đánh đập dã man? Họ có nhớ đến nhiệm vụ đưa tin của mình? Họ có nhớ mình đã ngoan ngoãn tự tránh xa những đám đông biểu tình, ngoan ngoãn vâng lời “cơ quan” để thậm chí một dòng trên facebook cá nhân cũng không dám viết?
Vẫn có những nhà báo bức xúc với thời cuộc, chọn facebook để viết những điều họ không thể đưa lên trang báo nơi đang trả lương cho mình. Nhưng các nhà báo đi “khuyên nhủ” người khác phải luồn lách cho “khôn ngoan” thì nhiều hơn hẳn.
Trận đòn hôm nay với các nhà báo nên xảy ra nhiều hơn nữa, và sẽ tất yếu như vậy thôi. Để các nhà báo hiểu rằng thân phận của họ thật ra không khác gì những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, chống Formosa… mà có những kẻ trong số họ đã bĩu môi cười khẩy với câu hỏi muôn thuở: “Làm vậy thì được gì?”. Sẽ không có gì khác nếu họ không tự đấu tranh với bạo quyền, với chính mình.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Trung Bảo trong cái nhìn chung.
Riêng trong sự kiện nhà báo bị hành hung này, điều duy nhất đọng lại trong tôi sau khi coi đi coi lại 2 đoạn video clip, 1 là của 1 phóng viên báo Pháp Luật bị công an đập bể máy quay phim, 1 là cảnh phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh, là, không có lằn ranh giữa việc bảo vệ pháp luật (công an) và tôn trọng pháp luật (nhà báo) nơi đây.
Thật tình, tôi lấy làm ngạc nhiên về cách “tiếp cận”, “săn tin” của người xưng là phóng viên báo Pháp Luật trong 1 video clip được đưa lên.
Có thể những người xuất hiện trước đó không thể hiện cho người phóng viên này biết rằng anh ta cần phải tuân theo lệnh của họ, vì họ không mặc sắc phục, họ không chứng minh được họ là ai, nên người phóng viên vẫn tiếp tục “truy vấn” là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, khi 1 anh trong sắc phục công an đến và rất điềm đạm để mời anh phóng viên này bước qua 1 bên giải thích vềnhững gì đang diễn ra (cái này là quá tử tế so với cảnh sát Mỹ rồi đó) mà anh ta vẫn “léo nhéo” yêu cầu làm rõ vai trò người này là ai người kia là ai, cũng như kèm theo những câu “hăm dọa” kiểu “sẽ đưa tin về việc này” thì quả là tôi không thể hiểu nổi.
Ở bên này, trong hoàn cảnh đó, tôi chỉ có 1 điều duy nhất phải làm là chấp hành yêu cầu của người đại diện pháp luật, là cảnh sát.
Tôi không nhớ hết những lần mình đến nơi làm việc mà cảnh sát đang điều tra. Nhiều khi chỉ là một tai nạn xe, và mình đã giơ thẻ nhà báo lên, nhưng mới thò chân xuống đường để cốt sao có được tấm hình rõ hơn thôi, nhưng chỉ cần 1 cảnh sát ra dấu không được phép, là tôi phải rút giò lên, ở yên nơi đó, và làm việc của mình trong phạm vi đó.
Với video clip quay cảnh phóng viên báo Tuổi Trẻ bị rượt theo đánh thì hình ảnh đó quả là phản cảm, nó bộc lộ rõ nét tính côn đồ của công an. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến những hình ảnh được ghi nhận đó thì tôi không được xem, chỉ biết rằng anh phóng viên dường như đã văng tục (khi bị đánh) để thêm 1 “đồng chí công an” nữa đuổi theo “dọa” anh tiếp vì tội “mày chửi ai?”
Cũng không ra làm sao hết!
Tóm lại, trong 1 đất nước mà chẳng cái gì ra cái gì thì nhìn đằng nào cũng chướng như nhau.
“Du côn ” gặp ” anh chị” ??
LikeLike
Nói rõ hơn: nghề báo và công an / cảnh sát đều là nghề tốt, nhưng tại sao bên VN ” nghề” nào cũng chướng, kể cả nghề giáo, y khoa?
LikeLiked by 1 person
Hi hi…
Mời mọi người coi biểu diển vĩ cầm trên đường phố ( San Francisco)…
Người chơi hay, người coi hay, và cách người cho tiền…cũng rất hay…
Rất đời thường, nhân bản…và tui thích như vậy
LikeLiked by 2 people
Hehehe thiên hạ ngu, ngây thơ cụ hay mặt dày ráng nói/ hỏi tại sao không lên tiếng, xuống tiếng gì về vụ này. Ghê hơn nữa là còn sử dụng logic, lương tâm nghề nghiệp như nền tãng để nhận xét cái gì là đúng/ sai cần phải làm?!?!’ Chắc những người này không có ở VN bao giờ nên không biết công an và phóng viên thật sự là ai, làm gì và phục vụ ai?
Công an hay nhà báo làm việc một cách hợp pháp bên VN đều là nhân viên nhà nước cộng sản phục vụ chế độ độc tài đảng trị.
Công an bảo vệ dân sao thấy đánh vô mặt bà già biểu tình ôn hoà chống Trung Cộng chiếm biển, chận dân kiếm tiền hối lộ, vu khống chiểm đất, đánh nguời chết trong đồn, etc.
Nhà báo tuổi trẻ hay pháp luật là những tờ báo tư nhân, độc lập, có chủ trương riêng không phải bị chi phối hay kiểm duyệt của nhà nước CS Việt nam không? Không.
Cả hai đều là nhân viên ăn tiền lương nhà nước để phục vụ, cũng cố chế độ chớ không giúp ích gì cho dân hay bảo vệ sự thật, công bằng gì cả. Cả hai nghề nghiệp công an hay phóng viên trong xứ VN có cách làm việc, có chủ trương, tôn chỉ khác với tiêu chuẩn mà mình thấy và có được ở những xứ dân chủ như ở đây.
Nhận xét về một công an VN giải thích gì đó mà nói là tữ tế hơn cảnh sát Mỹ dể tạo hiểu lầm chết người. Tôi hiểu cái tinh thần của câu nhận xét được viết. Nhưng không đồng ý với cái nhận xét đó.
Bên Mỹ này mà cảnh sát không cho lề mề tới chụp hình là vì họ muốn bảo vệ cho sự an toàn cho tất cả và bảo vệ hiện trường nơi xãy ra chuyện. PV có thể follow up, cự nự lôi họ ra toà nếu thấy họ chận mình hay dấu diếm chuyện gì. Điển hình là biểu tình thưa kiện thấy trên TV mấy ngày nay về cảnh sát bị tố làm sai.
Trong khi bên VN nói nhỏ nhẹ không được phỏng vấn chụp hình là phần nhiều muốn dấu diếm, phóng viên không thưa công an được , không biểu tình đòi hỏi được cái gì hết. Không được đăng cái gì nếu không được công an cho phép. Phóng viên bên Việt Nam là thợ viết theo mệnh lệnh công an, chính quyền. Những người pv bảo vệ sự thật, quyễn lợi người dân thì bị đuối, bỏ tù, giết chết hay tống ra khỏi nước hết rồi.
Đúng như câu kết luận. Khi cái xứ không giống ai, tả pí lù thì cái đàng nào cũng chướng không ra cái giống gì hết.
LikeLiked by 3 people
@OK: tối nay có debate cho bầu cử mà B. bận không coi được! Nếu có thể OK túm lại rồi bỏ lên đây được không? Tuy là debate sẽ không thay đổi quyết định sẽ bầu cho ai (99%), nhưng cũng muốn biết ai là người có tư cách & khả năng thật sự! Cám ơn trước. 🙂
VN làm gì có luật, ai đánh ai đâu cần biết, miễn sao bỏ càng nhiều tiền vào túi, bất cứ hình thức nào, thì người đó sống vui! Thật tội nghiệp cho họ, nhưng nhiều khi có người trong họ còn chữi lại là tại sao VK tội nghiệp họ mới chết chứ! Thành ra có bàn, có trách, có giận thì họ vẫn phây phây! 😦
LikeLiked by 3 people