Ngồi trong tòa soạn, chờ sửa máy tính, lang thang vào FB trên phone, thấy nó nhắc về những kỷ niệm mình có, vào ngày này.
Đọc một đỗi, quay sang nói với bạn đồng nghiệp kế bên: hôm nay, đúng 11 năm ngày chị tới Mỹ nè, cũng Thứ Năm luôn.
“Ủa, vậy là chống hai cây gậy rồi hả chị?” – Ừ 🙂
Lẹ quá!
****
Nhìn dòng status viết lúc 3:36 pm ngày Jul 7, 2010 trên FB, là: “Ngày này giờ này cách đây đúng 5 năm, cả nhà tui có mặt tại phi trường LAX”
Chỉ vậy.
Bạn Cẩm Tâm, đồng nghiệp cũ ở MĐC, hỏi “How did chị Lan feel then?”
“Feel sao ta?
Quen thuộc một con đường, và xa lạ với nhiều con đường.
Vẫn cảm giác mình chưa thuộc về nơi đây.
Như một kẻ ở trọ lâu năm thành ra quen lề quen thói, nhưng lòng vẫn ngong ngóng nơi gọi là quê…” – Trả lời cho Cẩm Tâm như thế.
Bạn Tyler Diệp thì hỏi, “5 năm sau có thấy khác gì không chị Lan?” – Có khác chứ! Mập ra 🙂 hahahah – Câu trả lời này càng đúng cho hiện tại, sau 6 năm tiếp theo.
Nhỏ Châu Kim Hoàng, học trò cũ viết, “Ngày nay 5 năm trước có một lũ học trò ngây thơ sướt mướt, mít ướt tiễn cô ở sân bay, giờ thành quỷ hết rồi 🙂 “
Nhưng người viết “thành thật” nhất chắc là luật sư Huỳnh Tuấn Kiệt, “Nước Mỹ đi xuống từ lúc đó…”
hahahah
****
5 năm sau, trên fb có dòng status này, cũng ngày Jul 7, 2015, lúc trời vừa qua ngày mới, 12:14 am.
“10 năm chân bước trên đường dài…”
Kèm theo link của một bài viết trên blog, cùng tựa:
Hôm nay đúng 10 năm tui đến Mỹ, bỏ lại đằng sau nhiều điều bao người mơ ước. (còn bản thân tui có mơ ước không – cũng chẳng biết. Chỉ biết rằng mọi việc cứ diễn ra và mình đón nhận…)
10 năm – nghe cũng giật mình. Bởi nhiều điều vẫn ngỡ như hãy còn mới tinh, lạ lẫm, bên cạnh rất nhiều thứ nghe như đã xa xăm từ muôn kiếp nào.
10 năm ở Mỹ – điều chưa từng có trong kế hoạch cuộc đời tui. (Hehehe, nói cho có vẻ màu sắc và kịch tính vậy chứ đã bao giờ tui ngồi xuống viết kế hoạch đời mình đâu. Tui thuộc loại sống hôm nay ít nghĩ đến ngày mai, nước đến đâu nhảy lộp độp tới đó).
Có lẽ, nếu không có chuyến du lịch đến Mỹ vào mùa Hè 2004 (cũng là một chuyến đi đầy
ngẫu hứng, bất chợt) thì giờ này chắc tui vẫn còn được diện áo dài (hic, nhớ tủ áo dài và nhớ cả một thời mình có thể nhét mình vào trong chiếc áo dài, chứ không như bây giờ :p ), vẫn ngày ngày điệu đàng kéo tà áo sau để lên yên xe rồi đặt mông lên, vạt trái của tà trước thì như hờ hững đặt trên tay lái, rồi thì rồ ga, lưng thẳng băng… chạy tới trường, hehehe
Chuyến đi “định mệnh” đó cùng nhiều những bất mãn chất chồng đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của tui và cả gia đình tui.
Vẫn nhớ khi tui nói suy nghĩ của tui với “bồ cũ” rằng thì là: tui muốn đi định cư ở Mỹ, “bồ cũ” nhìn tui như người từ hành tinh lạ đến và chỉ nói một câu “qua đó làm gì ăn!”
Ủa, thế người ta làm gì để ăn bên đó? – Tui hỏi lại.
Khi đó là tháng 10 năm 2004, chỉ 3 tháng sau khi tui từ Mỹ trở về, đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc và quyết định.
Tui có thêm 5 tháng để lo hoàn tất thủ tục cho một cuộc phỏng vấn… dễ nhất trên đời. Ngày phỏng vấn để được chấp nhận làm một người di dân là một ngày gần cuối tháng 3 năm 2005.
Dù quyết định sẽ rời VN vào tháng 7 để cho hai đứa nhóc hoàn tất niên học, nhưng tui lại rời bục giảng khi năm học chưa kết thúc. Đúng ngày 31 Tháng 3 2005. Một ngày nhiều nước mắt nhất trong đời tui.
Đến Mỹ sáng ngày Thứ Năm, 7 Tháng 7, 2005.
Hai tuần sau khi đến Mỹ, tui bắt đầu công việc làm đầu tiên trên xứ này. Và kể từ ngày “song thất” đó đến nay, điều rồ dại nhất mà tui mơ ước là được… thất nghiệp chừng 2 tháng để đi đây đó chơi (mà vẫn có tiền xài, hahaha)
Tui có mặt trong công ty Người Việt lại cũng là một ngày tháng 7, sau 2 năm đến Mỹ, trong vai trò của một “thầy cò”, và cũng sau khi đã trải qua 3 công việc hoàn toàn khác nhau – làm ở công ty điện thoại viễn liên, làm ở trung tâm người già và làm ở một tiệm nail.
Tui vẫn nhớ điều tui từng viết trong một entry từ thuở xa xưa nào, là, “nếu bây giờ có một cơ hội được quay trở với bảng đen phấn trắng, thì những bài giảng của tôi với học trò sẽ hay hơn, sinh động hơn, thiết thực hơn, bởi những trải nghiệm mà tôi đã đi qua”
Hai năm sau khi bước chân vào Người Việt, cũng là một ngày tháng 7, tui trở thành một nhà báo, cho đến bây giờ cũng tròn 6 năm tuổi nghề.
10 năm đến Mỹ, tui nghĩ mình thay đổi nhiều, rất nhiều, cả suy nghĩ lẫn ngoại hình (hahaha) và cả những mối quan hệ xã hội. Tui quen nhiều người, biết nhiều người, nhưng tui lại không có nhiều bạn hơn, ngoài những người bạn tui từng có từ những ngày đầu đến Mỹ và một đôi người sau khi tui đã là “thành danh” – tức có tên, hehehe
10 năm, nhìn lại, chưa có gì để tiếc nuối, ngoại trừ mớ áo dài:)
“10 năm khi phố khi vùng đồi” – cám ơn mọi người vẫn còn hiện diện bên tui, đứng bên tui, dù trong cách này hay cách khác
****
Hôm nay, tròn 11 năm tui sống ở “chốn này”, điều thích thú là trùng hợp cả Thứ Năm, và lại nghêu ngao “Đời Đá Vàng” sáng giờ với câu “ô hay tại sao ta sống chốn này?” hahaha
Ngày nay năm xưa em còn bé tí teo, em còn như con mèo.
Ngày này năm nay em ….. lùng bùng ngồi nhớ chuyện xưa.
Tôi thường lấy cái mốc, mười năm sau khi tới Mỹ để advise những người mới tới Mỹ. Đó là thời gian ít nhất để thật sự thấy được cái hay hay dở về cái quyết định lập cuộc cuộc sống mới ở đây.
So sánh với bản thân tôi và rất nhiều người tôi biết ở cái mốc mười năm ở Mỹ, thì NL và gia đình nằm vào cái nhóm trên hẳn trung bình xa lắc về cái yếu tố ổn định cuộc sống ở đây.
Yes, nó có thễ có nhiều tiếc nuối what if. Yes, nó có thể ủa sao thấy không đâu tới đâu, Nhưng theo tôi thấy và biết qua những chia sẽ trên blog thì cái NL đã xây dựng được không phải là chuyện đùa, may mắn sung rụng mà là cả một huge achievement, không phải chỉ riêng cá nhân mà còn có sự đóng góp của chồng con nữa. (Đúng ra thì còn có extended family và cả một làng xã nữa)
Nó không thể đo bằng tiền lổn ngổn bao nhiêu trong bank, hay nhà bao nhiêu thước vuông, hay có job thích hợp với mình, hay con cái mình trở thành người lớn đâu ra đó hay một phương diện tích cực cá biệt nào đó hay thậm chí là là mình ù cở nào 🙂 🙂 hahahahahaha.
Cái thước đo nó bao gồm nhiều cái yếu tố, có lẽ một quá trình thì đúng hơn, mà tôi cho là quan trọng hơn cái mình nắm đuọc, đạt được. Đó là cái kinh nghiệm trãi qua, để tồn tại và đi tới trong cái xứ này. Chắc chắn là nó có nước mắt, than vắng thở dài, ngậm miệng tức tối, self doubt tự chữi mình dỡm … và rồi vẩn can đảm, nghiến răng, nuốt nước miếng cái ực, sáng ra đánh răng súc miệng vác ô ra đi làm và ráng hết sức để đi tới ….. ngày này qua ngày nọ 3-4 chục năm.
Tôi thường hay hỏi bản thân và tự trả lời câu hỏi đơn giản, đễ thấy mình có được cái gì, làm được cái khỉ khô gì ở nơi đây.
Are you happy? Almost all the time, the answer is unequivocally, yes.
(ngoại trừ vài lần quên ăn cereal buổi sáng như ông Tâm, nên bị bón, ngồi miết hahahahaha)
Happy 11th anniversary ở Mỹ.
LikeLiked by 2 people
So sánh với bản thân tôi và rất nhiều người tôi biết ở cái mốc mười năm ở Mỹ, thì NL và gia đình nằm vào cái nhóm trên hẳn trung bình xa lắc về cái yếu tố ổn định cuộc sống ở đây. T3 viết câu này hay, tôi cũng nghĩ như vậy, trên trung bình quá đã, con ra trường Đaị Học 1 cái vèo ngon lành.
Tôi có cảm tưởng cô N/L ở đây lâu lắm, hội nhập 1 cách dễ dàng mau chóng.
LikeLiked by 1 person
(ngoại trừ vài lần quên ăn cereal buổi sáng như ông Tâm, nên bị bón, ngồi miết hahahahaha)
Happy 11th anniversary ở Mỹ. Tếu mà đúng hay .Like T3 CB.
Làm ăn công việc nghề nghiệp đôi khi có trở ngại làm sao tránh khỏi!
Tới bây giờ còn nhiều người trong nước muốn ra đi, trừ ra có một số ít người làm ca sĩ, hài thành danh đi, về sinh sống 2 bên. Khi già yếu hay bịnh trở qua Mỹ chửa bịnh!!!Tội nghiệp nước Mỹ này quá!!!
LikeLiked by 1 person