Tin hai cậu bé thuyền nhân gốc Việt 16 tuổi được cho là mất tích khi trốn khỏi một trại giam giữ ở Darwin, Úc đăng trên tờ Guardian, khiến tôi thấy lòng mình chơi vơi.
Mảnh tin có vẻ như quá nhạt, quá tầm thường này mà lại cứ ngổn ngang, mông lung trong tôi, có lẽ là kết quả của sự cộng hưởng từ nhiều tin cũng liên quan đến phận người tị nạn.
Trong đó có tin anh Hoàng Văn – nhân vật tôi từng tiếp xúc khi đến Philippines viết bài về hậu quả của bão Haiyang ở Tacloban – cuối cùng cũng đã cùng vợ con có mặt trên chuyến bay đến định cư tại Canada ngày hôm qua, sau 14 năm sống trong thân phận của một người không tổ quốc.
Trong đó có sự chợt nhớ đến Nó trong câu chuyện “Tấm Thẻ Xanh” tôi viết từ dạo đầu năm 2012.
Hai anh em ở độ tuổi thiếu niên này là thuyền nhân Việt Nam muốn xin tị nạn tại Úc nhưng bị bắt giam. Trước đây, hai em sống trong trại giam cộng đồng ở Adelaide, miền nam nước Úc và được đi học. Tuy nhiên, khoảng một tháng trước đây, hai em bị đưa vào trung tâm giam giữ Darwin ở miền Bắc, nơi không có một cộng đồng Việt Nam nào.
Bà hiệu trưởng của trường trung học Woodville High School, ở Adelaide, nơi hai em từng được theo học, nói với đài ABC rằng hai em đã tuyệt vọng vì không được hưởng quyền tị nạn và bị cưỡng giam.
Một nỗi gì cứ ngùi ngùi, xốn xang khi hình dung ra cảnh hai cậu bé 16 tuổi này hiện giờ đang ở đâu? Liệu chúng có được an toàn không? Với tuổi đời 16, chúng làm gì để tồn tại, để sống còn trong cuộc sống hiện nay tại một nơi không là quê cha đất mẹ? Tôi chợt nhớ anh tôi, cũng là thuyền nhân năm 16 tuổi. Anh đi một mình, cũng lạc lõng, bơ vơ…
Tôi lại thấy lòng lâng lâng khi lần giở đọc lại bài tôi viết về Hoàng Văn, nhớ lại những ngày tôi ngồi trong căn nhà đó, góc sân đó, ở Manila, cố ngăn nước mắt nghe cho trọn vẹn tâm sự của một người đang sống trong tuyệt vọng về một tương lai bất định. Tôi đọc những dòng Trịnh Hội viết trên Facebook của anh để chia tay Hoàng Văn mà cứ ngỡ mình đang trôi đâu đó: “Sau 14 năm vô tổ quốc, 3 lần bị khước từ trong 10 năm hy vọng, và lần cuối cùng bị từ chối bởi Bộ trưởng mới của Bộ Di Trú Canada, giờ là thời gian để nói lời chia tay đến thân chủ của tôi, chàng đầu bếp của tôi, người bạn của tôi, và “tri kỷ” của tôi. Không có bạn, VOICE sẽ không có được như hôm nay. Sẽ luôn nhớ đến anh vô cùng.”
Vâng, hoài bão của Hoàng Văn đã được đền bồi.
Tôi lại thấy mắt mình cay xè khi tìm đọc lại “Tấm Thẻ Xanh”. Tôi nhớ lại đoạn đường Nó đã đi qua, mà ngày ấy, không ngồi xuống ghi lại, có thể tôi đã quên rất nhiều.
Tôi nhớ hành trình tôi cùng nó và bạn tôi “trốn chạy” trên chuyến xe từ Tây sang Trung mất gần 4 ngày đường, thay vì chỉ cần 3 giờ đồng hồ bay, chỉ để tránh tất cả những trạm kiểm soát có thể gặp phải mà “cảnh sát biên phòng” lập ra để bắt di dân lậu. Mà khi đó nó là di dân lậu. Vậy mà cũng 3 năm rồi…
Đến ngày hôm nay, gần 40 năm sau ngày “miền Nam hoàn toàn giải phóng”, sao vẫn còn những con người, cả những em ở tuổi vị thành niên, khoác trên mình tấm áo “thuyền nhân”, rời bỏ gia đình, bạn bè, trường lớp, quê hương, để tìm đến một cuộc đời khác hơn, một cuộc sống khác hơn những gì họ đang nặng mang? Mà đau đớn hơn, lại thêm một lần vì mạng sống của mình, hai anh em trai 16 tuổi lại phải tìm cách trốn chạy khỏi trại giam?
Câu hỏi đó không có câu trả lời chung.
Tôi chỉ thấy sao mà thương cho dân tộc tôi quá! Khốn khổ và khốn nạn đến triền miên…
Đã rất lâu tui không xúc động như sau khi đọc bài này. Con đường này tui đã đi qua, như anh của cô giáo gần 40 năm xưa
Tháng 6, khi cả gia đình ở VN, các con tui đã hỏi:” ba má cho các con biết, vì lý do gì mà năm 1975 ba má rời VN, bằng cách nào, để cho chúng con kể lại cho các con sau này??”
Tối SG, Cha con ngồi vỉa hè uống bia, mà mặt nhạt nhoà .
1-Vn sau gần 40 năm, với bề ngoài hào nhoáng, nhưng ngay trong ngõ hẻm là nỗi nhọc nhằn, khổ cực, không thấy ánh sáng từ đuòng hầm
2- hãy về nhà quê nói chuyện với tuổi trẻ. Hãy vào các quán rượu ớ
SG, VT,NT, ĐN , nói với các cháu gái lên từ miền quê trên mọi vùng của que hương, mới thấy rưng rưng hơn ( gọi là cháu, vì nhỏ hơn con tui. Luật đào thảo của “chân dài”, trên 25 thì nên tìm nghề khác)
3- không biết làm gì cho hai cháu ỏ Úc. Chúc hai cháu can đảm và may mắn. Không ai cứu được các cháu, nếu các cháu không muốn tự cứu mình ( nhớ lại lần chay trốn từ DL vào SG)
Hic hic,tui đi uống wine,mời ACE
LikeLiked by 2 people
Tính viết ý giống như 1,2 nhưng không có cảm hứng.
Vô đọc còm của ông thì không cần viết nữa. Cái gì diển tả bằng cảm xúc đến từ trãi nghiệm thật trong cuộc sống của chính mình, luôn làm người đọc sập hầm hố, chìm trong cái cảm giác thật lạ, nhưng gần gũi, như là cái cảm nhận từ cái brotherhood or so…
Được nghe tiếng nói thật cùa lớp người trẻ trên vỉa hè viet Nam luôn là điều muốn làm những chưa bao giờ có cơ hội.
3- Mình đã không chết, thì 2 thằng nhóc đó củng không sao đâu. Chỉ là cái cuộc đời mà tụi nó đang gánh nặng quá.
Cho tôi một ly. Good còm bác GLL.
LikeLiked by 2 people
Tối nay tui làm lamb chops mời bác với chai Malbec
LikeLike
Bài viết giông như người bs giải phẩu đang mổ xẻ tim gan người tị nạn đang ở ngoài VN
Bàn tay giải phẩu và ma quái làm tui rưng rưng chiều cuối tuần.
Cám ơn
LikeLiked by 4 people
Cám ơn chú GLL và chú Ông Kẹ đã có những đồng cảm.
Nhìn lại một thế hệ đi trước cũng bị bức khỏi vòng tay cha mẹ, người thân ở tuổi 15, 16 đã quá nhiều đau xót rồi, vậy mà giờ sau hơn 3 thập niên của làn sóng tị nạn năm xưa, lại thấy những em 15, 16, cũng cỡ tuổi con mình rơi vào hoàn cảnh đó thấy xót xa quá…
LikeLiked by 1 person
Thanks.
Kêu tôi ông kẹ only. 🙂 formal quá, khớp.
LikeLike
tại hôm nay tui làm người lịch sự đột xuất Ông Kẹ ơi, hahahaha
LikeLike
Đừng gọi anh bằng chú..
ủa hông phải, phải gọi là đừng gọi ông bằng chú 😄
Happy saturday, ACE
LikeLike
Đúng vậy, Ông Kẹ 🙂
LikeLike
Hehehe ý tui khác một chút. Khi ăn chè, thì treat như ông, chú, cho ăn trước thì OK 🙂 🙂
Kính lão đắc thọ có cái lợi là có tôn ti trật tự …. Cái hại là nhiều khi kính quá nên khi tranh luận người nhõ tuổi hơn thường có khuynh hướng không muốn quơ mạnh hết ga, và như thế thì cái merit của cuộc tranh luận bị hạn chế. Kiểu như là chấp chi người lớn tuổi. Tôi muốn nghe cái ý tưỡng thật , quơ hết ga, không đễ tuổi tác chi phối.
LikeLike
ủa, vậy năm nay Ông Kẹ được 30 chưa?
LikeLike
Cám ơn NL đã viết một bài quá hay.
Đọc bài này, tôi nhớ đến đêm thứ nhì sau khi ghe cập bến Mã Lai. 16 tuổi, cùng tuổi với hai em trong bài, ở trại chuyển tiếp Marang trên đường ra Pulau Bidong, gặp người vừa rời Bidong đi định cư ở đệ tam quốc gia, tôi ngỡ ngàng khi biết được thuyền nhân phải qua biết bao ‘bàn’ phỏng vấn trước khi được chấp thuận đi định cư. Trước đó, tôi cứ ngỡ bước khỏi ghe hôm trước thì hôm sau bước lên phi cơ bay qua Mỹ. Sau đó, nửa gia đình tôi may mắn, được đi Mỹ sau 9 tháng, để lại sau lưng bao nhiêu bè bạn khắc khoải trông chờ vào lòng nhân đạo từ một đất nước thứ ba nào đó.
Đọc bài này, tôi nhớ lại những đêm cuối năm 1989, đầu năm 1990, vừa ra trường, bắt đầu công việc mới, mà đêm nào cũng thức tới 3 giờ sáng, họp hành cùng bạn bè, làm biểu ngữ, viết press release, để vận động chính phủ Hoa Kỳ và Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ngưng chiến dịch cưỡng bách hồi hương thuyền nhân tại những trại tỵ nạn Hồng Kong và Phi Luật Tân. Nhớ những đêm không ngủ tại công trường LaFayette trước toà Bạch Ốc cùng các bạn sinh viên từ các đại học ở Texas về DC biểu tình. Nhớ hình ảnh, từ TV của Mỹ, người Việt tỵ nạn bị khiêng, ném lên xe như một con vật ở Phi Luật Tân. Nhớ hình ảnh người Việt tỵ nạn ở Hồng Kông mổ bụng, cương quyết chống lại chính sách cưỡng bách hồi hương.
Đọc bài này, tôi nhớ lại năm 1998, gặp bé Trang, một chim non mới vào đoàn. “Dạ ba mẹ em gặp nhau ở trại tỵ nạn rồi sinh ra em ở đó. Ba em chết rồi. Mẹ em và em bị trả về Việt Nam. Rồi gia đình em được Mỹ phỏng vấn ở Việt Nam và được cho qua đây,” em kể cho tôi nghe. Lúc đó, tôi mới tin chuyện người bị cưỡng bách hồi hương, rồi được UNHCR và Mỹ phỏng vấn để cho đi định cư là chuyện có thật. Và tôi mới hết buồn giáo sư LXK, cho rằng ông bỏ rơi người tỵ nạn, đã không ủng hộ việc chúng tôi chống cưỡng bách hồi hương.
Đọc bài này, tôi cũng nhớ lại đầu thập niên 1990, chúng tôi gặp một số em từ VN sang Mỹ trong một chương trình giao lưu. Chúng tôi tìm cách lén dúi vào tay số điện thoại để các em có thể liên lạc nếu muốn ở lại. Và các em đã gọi. Trong một thời gian kỷ lục, chúng tôi liên lạc với luật sư nhân quyền và di trú để giúp các em. Đến giờ, chúng tôi có mặt tại điểm hẹn để chờ. Nhưng việc bại lộ, và các em đã không đến. Tôi vẫn không quên tiếng nấc nghẹn của một em chào chúng tôi trên phone.
Từ khi các trại tỵ nạn bị đóng cửa vào năm 1988, trong 25 năm qua, số người Việt ra nước ngoài định cư đã không ít qua những chương trình đoàn tụ gia đình, HO, tôn giáo, đầu tư thương mãi, du học, v.v… Nhưng cái lưới nâng con người bao giờ cũng có những cái lỗ hổng. Và nhiều người VN thiết tha một cuộc sống tự do, hạnh phúc, không sợ hãi, đã bị rơi qua cái lỗ hổng đó. Tôi nghĩ ba mẹ của hai em thiếu niên trốn trại giam bên Úc thuộc về nhóm người này. Và có lẽ vì thiếu thông tin xác thực, họ đã cho con mình tham dự vào chuyến vượt biển sang Úc xin tỵ nạn, mong cho các em có được một tương lai tươi sáng hơn họ.
Cầu nguyện ơn trên bảo bọc cho các em.
LikeLiked by 4 people
Trong thời gian làm việc bên VN, tui có dịp biết một chú tài xế ỏ hoàn cảnh bị trả về, rùi sau để mất giây tờ nên không được phỏng vấn lại nữa. Bây giờ vo*. chồng chú ăn chay trường, mong cho cô con gái duy nhất có đời sống khá hơn cha mẹ.
Đời cha không được , thì đời con nuôi tiếp giấc mộng đổi đời .
Tiếng thở dài đâu đây
LikeLiked by 1 person
Tôi có người bạn học ở trại mười mấy năm, mất hết tuổi xuân thì, về VN và qua lại Mỹ trực tiếp từ VN.
Nó kể lại cái khác nhau là khi bị hồi hương trả về, phái đoàn Mỹ kêu gọi tị nạn ký tên về VN với điều kiện cho phỏng vấn vào Mỹ trực tiếp từ VN. Nhiều người không chịu ký vì nghĩ Mỹ chơi trò gạt, biểu ký tên chịu về VN rồi bỏ rơi họ luôn. Vì vậy họ muốn force cái hand của Mỹ là cưỡng bức về nên phải chịu chết thôi chứ không ký tên tự nguyện về.
Những người ký tên đươc qua lại Mỹ sau 1 -2 năm, Ô Đi máy bay từ Saigon.
Người tin thầy bói thì nói là số không được đi Mỹ. Người cô thế luôn bị bất lợi , bị đè chết luôn. Why ????????
LikeLiked by 2 people
từ sự kiện này mới thấy sự nghi ngờ tất cả đôi khi phải trả giá quá đắt…
LikeLike
Tôi thích bài này.
LikeLiked by 1 person
Đọc những dòng của anh M&M mà nghe lòng xao xác…
NL có copy những trải nghiệm này vào dưới bài viết trên NVO để nhiều người khác cùng được đọc.
Cám ơn anh M&M.
LikeLiked by 1 person
@ M&M
Đọc comment ông viết, tui thấy được tất cả những hình ảnh và cảnh đởi mà ông nhắc lại đang diễn ra trước mắt. Ông nói đúng lắm ” Nhưng cái lưới nâng con người bao giờ cũng có những cái lỗ hổng. Và nhiều người VN thiết tha một cuộc sống tự do, hạnh phúc, không sợ hãi, đã bị rơi qua cái lỗ hổng đó.”
Bùi ngùi với bài viết của cô giáo chưa xong, ông và các ACE bồi thêm những comment như vầy nữa thì làm sao tui ngủ cho được đêm nay, hả ông?
Tui không nói cám ơn ông đâu !
LikeLike
Ai bắt ông cám ơn đâu 🙂
LikeLike
Ông Kẹ,
Tui giữ lời hứa có làm New Zealand lamb chops vơi Malbec (chờ Bền bên Fb)
Hahaha
LikeLike
Thanks bác.
LikeLike
Doc bài va cac comments nay xuc dong qua, nghi lai minh thật la may mắn dược qua Mỹ diện ODP, cảm ơn Trời Phật và biết ơn nước Mỹ rất nhiều!
LikeLiked by 2 people
Vượt biên nhiều lần, lần thứ bảy năm 1979 cả tàu 68 người bị bắt giam ở Mỹ Tho vì tàu bị chết máy và bị lật, nhờ Ơn Trên thương xót, không có ai chết, chồng dìu vợ lội lóp ngóp vào bờ chờ công an lùa hết vào khám. Ông nhà tui xuống tinh thần thê thảm sau hơn 3 năm tù cải tạo, chuyến nào cũng đi với đầy hi vọng, để rồi thất bại và thất vọng, bị bắt lần này nữa, hai vợ chồng coi như tiêu. Sau một năm rưởi tù vượt biên, vừa ra tù, nhờ bạn bè thương vì biết hai vợ chồng chỉ còn hai bàn tay trắng, cho đi trả tiền sau. Giờ này sống trên xứ người hơn 30 năm, thỉnh thoảng chiêm bao vẫn thấy đi nuôi tù cải tạo và tù vượt biên….hic. Không thể nào quên !!!!!!!!!
Xin góp vài lời với các bạn.
LikeLiked by 1 person
Như có lần em đã kể, có một người đi vượt biên đến 30 lần, mà vẫn không thể nào đặt chân được đến bến tự do…
hành trình tìm chốn dung thân của dân mình sao mà nhọc nhằn và gian nan quá. Càng nghĩ càng buồn…
LikeLike
Cám ơn ” vài lời ” của chị PMT. Đọc xong mà cứ ngùi ngùi hoài. Ốc ken đang cố tìm xem chị hàng xóm của ốc ken là ai qua câu chuyện chị kể, nhưng vẫn mù tịt.
Dù chuyện qua lâu rồi, nhưng niềm đau còn đó, phải không chị ! Xin được san bớt những nỗi buồn đó với chị. Chúc chị và gia đình vui, khỏe.
LikeLike