1.
Nhớ hồi trước nhiều người hay nói “Biết ít thôi, biết nhiều chỉ thêm mệt.” Nhưng mà tui không có tin. Cái gì cũng muốn biết hết. Tự tìm tòi để biết, có. Hỏi người khác để biết, có. Tình cờ biết, có. Vô tình biết, có. Cái biết đến theo tuổi tác, có. Cái biết đến theo tuổi nghề, có luôn.
Đến khi biết quá nhiều thì đúng là… mệt thiệt.
Bởi
Biết nhiều nên mình không còn cảm thấy niềm vui hồn nhiên của người không biết
Biết nhiều nên mình không còn cảm thấy sự trong sáng của điều không biết
Biết nhiều nên người xung quanh trở nên bớt dễ thương hơn
Biết nhiều nên mình không còn kiểu cứ bươn bươn mà bước, mà lại phải dè chừng, ngó trước nhìn sau
Quan trọng hơn
Biết nhiều nên người nặng hơn, và tóc bạc nhiều hơn.
Nhưng
Cuối cùng
Biết nhiều mà vẫn… dốt, đặc cán mai.
2.
Không giải thoát được nỗi buồn của mình, nhiều người chọn cái chết. Chết là hết. Người chết không còn buồn.
Vậy nên
Sống thì phải vui.
Niềm vui không chỉ đến từ những điều lớn lao, mà cả trong những vụn vặt hằng ngày.
Không cớ gì cứ chăm chăm, bận lòng đến những thứ làm mình mất vui, đến những người chỉ khiến mình buồn
Sống là tận lực, với những gì mình cho là có ý nghĩa, với chính mình, chứ không phải vì ai khác.
Sống là để cười, nụ cười không gượng gạo.
Sống không chỉ để cho, mà còn là để nhận.
Biết không chỉ để sống mà là sống để biết thêm những điều chưa biết để biết cách sống cho biết sống 😉
LikeLiked by 3 people
hại não quá nha bà triết… da 🙂
LikeLiked by 1 person
BÀI HỌC TỪ TÁCH TRÀ
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư không nói gì rót nước sôi nóng vào cốc trà cô đang cầm, nước chảy tràn ra tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư mới từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông! Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
*
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi! Vấn đề là, tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn.
“Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.”
LikeLiked by 7 people
Cám ơn anh M&M, nghe chuyện người sao giông giống chuyện mình.
“Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống món đồ mình muốn mua nhưng… ví không có tiền :p”
LikeLiked by 1 person
Đọc xong bài học từ tách trà, tui có một vài câu hỏi cho cô gái là:
1. Khi nhà sư rót khoãng nửa tách thì sao không nói: dạ, sức lượng uống của con chỉ chứa được nửa tách thôi ạ.
2. Khi nhà sư rót khoãng đầy đầy thì sao không nói: nóng, nóng
Có miệng phải la lên chứ ….. hehehe
Chọc anh M&M coi ổng sẽ nóng tới cở nào với cái còm trở lại của tui 😆
Mấy tháng nay hơi bế quan tỏa cãng lo việc lớn, giờ thì xong rồi chờ ngày lên đường thôi. Và con tim đã vui trở lại, hôm nay có thời gian vô đây chào bà chủ blog và cả nhà. Ai muốn cầm, muốn buông xuôi việc gì thì cứ buông cứ cầm. Đối với tui cầm không nổi thì bê, bê không nổi thì để xuống tìm đường giải quyết, không nhất thiết phải buông cho bể rồi lúc đó muốn hàn gắng lại còn tốn hao thêm thời gian và sức lực.
Chúc mọi người có một năm Tuất gặp vạn sự như ý.
LikeLiked by 1 person
Cố gắng áp dụng được đoạn số 2/ thì đời sống sẽ vui hơn và có ý nghĩa.
LikeLiked by 4 people
“Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.” Cai nay xem vay cho cung kho cam len, bo xuong!
Thich,
LikeLiked by 1 person
Và đôi khi bỏ xuống rồi thì lại tiếc và tự trách “sao ngu quá dzị ” . Hic hic !
LikeLiked by 2 people