Tui tự nói với mình, rằng, tui phải viết, về bạn bè tui, những bạn bè mà tui biết, từ thuở mới 9-10, chung trường chung lớp, chung thầy chung bạn, nhìn nhau lớn lên theo năm tháng, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, đến giờ này, nửa đời người lướt qua, mà vẫn còn gắn bó, dù đứa phương này, đứa quê kia, trong cùng một mục đích chung: làm những chương trình thiện nguyện – dưới một tên gọi: Cựu học sinh Mạc Đĩnh Chi.
Nhìn hàng chữ trên tấm băng-rôn “Cựu học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi Quận 6…” các bạn mang theo trong hành trình đi thăm, tặng quà cho 8 làng phong và 4 trại trẻ mồ côi ở Kon Tum, tui thấy mắt mình cay. Một nỗi xúc động, một niềm hãnh diện cứ thay nhau nhen nhóm trong tui, và tui biết, có cả trong nhiều bạn bè đồng lứa khác.
Sẽ không quá khó khi ai đó có thể tập họp bạn bè cùng lớp sau bao nhiêu năm trưởng thành, để cùng cười cùng nói, cùng ca cùng hát.
Nhưng, để có thể gom góp hết bạn học của cùng một niên khóa trong một ngôi trường lớn, với 13-14 lớp, mỗi lớp không dưới 40 người, để tổ chức kỷ niệm 20 năm – 25 năm ra trường, thì, với tui, đó là kỳ tích.
Vậy, mà bạn bè tui làm được. Làm một cách chỉnh chu, vẹn toàn.
Nhưng tụ về không phải chỉ để ăn, để nói, mà quan trọng hơn, là còn cùng góp một bàn tay, trong nghĩa cử người đi trước dìu người đi sau – thành lập một học bổng dành cho những em học sinh MDC, giúp các em có điều kiện hoàn tất 4 năm-5 năm đại học. Mục tiêu đặt ra như thế nào, từ ngày đầu, giờ đây, sau 5 năm, các bạn vẫn giữ được nó nguyên vẹn vậy.
Không dừng lại ở đó, các bạn hướng ra ngoài xã hội, trải lòng mình với những cảnh đời khó khăn hơn, cùng thực hiện những chuyến đi làm từ thiện, cả ở những nơi trắc trở nhất.
Có dõi theo những dòng tin nhắn của bạn bè chuyền nhau từ cả 4-5 tháng trước, từ việc chọn địa điểm sẽ đến, ai tự nguyện đóng góp, ai tham gia chuyến đi, ai sắp đặt kế hoạch, ai liên lạc dò đường, ai thu thập tin tức xem dân tình nơi mình sẽ đến ra sao, cần sự giúp đỡ thế nào, đến phương tiện di chuyển, cách thức vận chuyển hàng hóa, nơi ăn chốn ở…. mới thấy hết được chữ “TÂM” được bạn bè tui viết nên bằng gì.
Vì lý do đột xuất, tui phải hủy chuyến đi cùng các bạn như đã định, nhưng nhìn hành trình bạn bè bước qua, tui cứ ước ao, giá mà mình có mặt, để được trải nghiệm, được hòa mình trong tinh thần, trong nghĩa cử mà bạn bè tui có.
Mình có thể dễ dàng đến bên người nghèo, ngồi cạnh đứa trẻ mồ côi để chuyện trò, để hỏi han, nhưng để tìm đến những người bị phong hủi, những người bị dân làng xa lánh, phải tự tách mình vào tận rừng sâu, tự cung tự cấp tự tìm kế sinh nhai, thì không phải ai cũng sẵn lòng.
Vậy , mà bạn bè tui đã tìm đến.
Nhìn những người phụ nữ già có, trẻ có, với những chiếc gùi trên lưng, với những bàn tay đã rụng rơi gần hết ngón, lần lượt theo hàng đón nhận những ân tình mà bạn bè tui mang đến, thấy cay mắt quá!
Nhớ lời Mỵ kể, “Tội lắm Lan, khi mình đưa bao thư tiền cho họ, họ cầm, nhưng rồi bị rớt xuống, họ đâu có nhặt lên được, vì có còn ngón tay nào đâu, mà họ cũng có ý, không muốn mình chạm vào nên chỉ vào chiếc gùi, kêu mình bỏ vào đó. Rồi họ gùi những thứ mình cho, đi vào rừng…”
Nghe mà chao lòng.
Đi từ thiện chưa kịp thở thì lại thấy bạn bè tui lại đang góp của góp tiền để giúp xây chiếc cầu ở Đầm Dơi-Cà Mau để các em học sinh đến trường mỗi ngày được dễ hơn.
Mỗi nơi đi qua, dấu tích các bạn ghi lại trong lòng người nơi ấy cũng chỉ là một cái tên: cựu học sinh Mạc Đĩnh Chi.
Cám ơn các bạn, đã cho mình được cái quyền hưởng lây niềm hãnh diện ấy, tiếng thơm ấy.
Cám ơn các bạn đã cho mình được niềm tự hào khi nói với bất kỳ ai, rằng: Bạn tui đó!
Họp bạn cũ vui quá hé, mà còn cùng nhau làm thiện nguyện nữa, không phải ai cũng làm được! 🙂
LikeLiked by 2 people
Tui mở hàng ê sắc quá! 🙂
LikeLike
Cô giáo kể chuyện bạn cô giáo đi làm từ thiện , cho tui ăn theo để kể chuyện đồng nghiệp bên VN của tui cũng có lòng “lá lành đùm lá rách” mặc dù cuộc sống của họ cũng có khó khăn.
Hàng năm tới dịp lãnh tiền thưởng cuối năm thì có “chị Hai” làm trên Human Resources ra email dí dõm kêu gọi để dành chút tiền lẽ để bỏ vô quỹ thiện nguyện. Khi chưa cần dùng thì toàn bộ số tiền đóng góp được gởi vô ngân hàng để lấy lời. Coi như là để ống heo đến khi có chuyện cần xài.
Cuối tháng 10 năm nay, tui nhận được email với cái tựa là “nhà máy…..hướng về miền Trung”. Muốn có một cuộc họp để bàn về chuyện rút tiền đi làm thiện nguyện. Đọc email mà thấy thương mấy người đồng nghiệp. Lũ lụt đã tàn phá các tỉnh miền Trung gồm: Quãng Bình, Quãng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các đồng nghiệp tui không sinh trưởng, quê quán ở Trung, có người chưa bao giờ đặt chân đến nơi ấy, nhưng họ như có điều gì thương xót và thôi thúc họ làm gì đó để giúp đờ và chia sẻ những khó khăn và người dân nơi bị lũ lụt phải gánh chịu từng phút, từng giờ, từng ngày.
Đề nghị đưa ra mà không thấy một người nào chống đối. Họ đồng lòng rút hết số tiền mà họ để dành vài năm nay để chung tay đóng góp và ủng hộ một ít vật chất và tinh thần đến cho đồng bào miền Trung.
“Cứu người như cứu lửa” vậy là họ chuẩn bị lên đường càng sớm càng tốt.
Theo như email tui nhận được hôm 10/20. Họ đã chọn địa điểm cứu trợ: xã Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh. Sở dĩ họ chọn nơi này vì “nơi đây nước lụt quá nóc nhà, đường xá xa xôi, khó khăn vô cùng và giờ giờ này nước vẫn chưa rút”. Tôi phục cách suy nghĩ của các đồng nghiệp, chọn cái khó khăn để những món quà cứu trợ đến tay người cần sự giúp đở.
Vì là đi thiện nguyện nên mọi chi phí liên quan đến đi lại, máy bay khứ hồi từ Sài Gòn, khách sạn hoàn toàn là chi phí tự túc. Vậy mà cũng có cở 10 người tham gia trong chuyến đi phụ giúp việc mua quà ngoài Trung để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Thấy họ kéo mình vô, bàn tán xôm tụ. Tôi cũng bon chen nói để tôi cố gắng lấy cái visa khẩn cấp, rồi coi có vé về kịp để tham gia, để được trãi nghiệm và có chuyến đi thăm miền Trung với nhóm. Tụi nó vừa nói giỡn vừa thiệt. Sợ tui không đủ sức từ Mỹ về, bay ra Trung rồi phụ khiêng đồ chắc làm không nổi đâu. Khuyên tôi ở lại nhà rồi đóng góp tiền vé mà bà con còn được thêm quà. Nghe xong muốn chửi tụi nó ghê. Nhưng nói có lý, chửi sao được …..hehehe. Tụi nó cũng an ủi, lần sau nó cho tui biết trước 2 tháng để thu xếp. Tui quạu nói bộ muốn bà con bị nạn hoài sao mà có lần sau trời ạ.
Bây giờ tui mới biết đồng nghiệp tui tụi nó cũng biết tiết kiệm gớm. Họ mua hàng và mướn chuyển hàng tới địa điểm. Giá 1.5 tr, họ dùng mỹ nam kế thương lượng Coop Mart hổ trợ cho 1tr. Từng đồng họ tiết kiệm được là có thêm phần quà cho người dân cần đến.
Kể chuyện này ra để thấy đồng nghiệp tôi, họ có tinh thần tương thân tương ái cho người gặp nạn. Mặc dù cuộc sống không khá giả, nhưng những lúc như vầy họ thấy họ rất may mắn có công ăn việc làm đàng hoàng, không phải chịu cảnh lũ lụt mất mát nhà cửa và có khi đến mạng sống.
Đúng là: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Ít nhiều gì cũng được miễn là có lòng. Nhiều lúc thấy làm từ thiện ở VN như là muối bỏ biển vì có rất nhiều người và nhiều hoàn cảnh cần giúp đở. Mình làm được gì chưa? Nên thấy ai có lòng làm từ thiện tui mừng và chúc cho họ được mọi đều lành trong cuộc sống.
LikeLiked by 7 people
Một câu hỏi, để suy gẩm, không phải để thọc gậy bánh xe.
Những người nghèo bị thiên tai không có cái gì để tự giúp vượt qua cái tai ương trước mắt, thấy họ thảm quá nên ra tay đóng góp giúp cho họ có một chút gì đó để để dàng hơn một chút xây dựng lại cuộc sống.
Cũng là những người nghèo này, cũng chính những cuộc đời bất hạnh này, khi không có thiên tai, mình có hăng hái ra gom tiền của sức lực ra giúp không?
Khi mình làm từ thiện thì cái động cơ mà mình làm là vì tình thương tới người anh em bất hạnh hơn mình, nói cách khác khi mình đưa cho họ gói quà hay phần tiền mình có thấy được qua đôi mắt họ, cái gì giống mình trong đó không? ( con người giống nhau) hay là mình được dạy là phải giúp người gặp nạn thì mình giúp, không suy nghĩ lôi thôi gì hết, khi xong thì mình trở lại cuộc sống của mình. Khi thấy chuyện khác thì coi được thì giúp tiếp, không thì thôi.
Chắc chắn trong đám người nghèo đó có người nghèo khổ , bệnh hoạn là hậu quả của bad choices trong cuộc sống, khi mình giúp thì nó có công bằng cho mình người không make bad choices, lam lủ làm ăn, cần kiệm để dành mới có tiền làm từ thiện giúp họ?
Khi có thời giờ suy gẩm những gợi ý này chắc chắn sẽ có câu trả lời cho ý kiến muối bỏ biển và làm từ thiện sao cho hiệu quả.
Chắc chắn sẻ có hít hà, thở dài, thở ngắn, hiểu đúng, hiểu lầm hâhhahaha ha.
Tôi bảo đảm tất cả đều tốt, không như it appears to be.
Mại dô bàn tiếp để thấy sự thật đơn giản mà mình quá bận rộn để thấy.
LikeLiked by 3 people
Lâu rồi không có điều kiện giúp đỡ tài chánh thiện nguyện nhiều như hồi xưa, B. nghĩ rằng bỏ công ra làm TN ở ngay địa phương của mình thì cũng là tấm lòng bác ái rồi. Nước Mỹ “mang tiếng” thiên đường hạ giới, nhưng nhìn xung quanh vẫn có người homeless, đói khổ rãi rác khắp nơi…Thỉnh thoảng có đọc trên mạng, tiền cứu giúp dân nghèo ở VN, khi người trao vừa quay lưng thì chính quyền đến thu gom đồ lại từ tay người dân? Không biết chuyện này có thật không hay có người xuyên tạc? Giúp người hoạn nạn là việc cần làm, nhưng giúp trâu hơn là cho cơm, giúp họ có phương tiện sinh sống thì bền hơn là cho họ vài bửa cơm rồi sau đó họ lại rơi vào khó khăn trở lại?
LikeLiked by 1 person
Không có tiền giúp củng không sao. Lo chi?
LikeLike
Có nhiều người vẫn nghĩ rằng nên giúp tiền ngay cho họ qua cơn túng ngặt. Sau đó nếu được mình nên trở lại giúp cho họ điều kiện lâu dài hơn, thí dụ như cho cái chuồng gà với bốn con gà để hằng ngày lượm được bốn cái trứng.
LikeLiked by 1 person
Tui thì vụ này tui cảm tính lắm, tuy biết là bị lợi dụng, nhưng thôi kệ. Khác với Thào Tháo, tui tính là ” tha lầm hơn là giết lầm”. Cá nhân cảm tính là như vậy. Giúp là vì MÌNH thấy tội cho họ, để suy nghỉ là nếu mà mình như vậy thì cũng mong người khác giúp.
– Nhưng cứ ngày nào cũng đứng đường, vẫn ở chổ ” làm việc” đó, còn kéo theo đám con nít để làm tiếp thị/marketing…thì tui sẽ tức mà không cho nữa. Tui đã từng thấy cảnh như chị Lụa Tím nói, họ thường đóng đô ở shopping trước mặt Target. Hôm đó tui sùng quá, vẫn cho tiền. Cho xong tui nói mấy người đừng mang con nít ra, child protective services sẽ cùng cảnh sát bắt mấy người!
LikeLike
Trên là cảm tính cá nhân. Cho có thể là làm mình đở ” tội nghiệp” người ta thôi. Cho là để giúp người ta lúc đó ( nếu người đúng trước mặt mình thật sự cần giúp và món quà đó thật sự giải quyết được vấn đề…). Nhưng những động tác đó chỉ là xoa dầu mà thôi.
Theo tui, đây là thành một vấn đề xã hội thì phải có đối sách, ngân sách, thời gian, nhân sự giải quyết…
Trong lúc chờ đợi, thì hy vọng người có hảo tâm thì giúp, các hội đoàn có hảo tâm thì giúp, giúp càng nhiều càng tốt ( và hy vọng người ta không nghỉ là…à, chuyện đó đã có cá nhân, hội đoàn lo rồi, không cần phải có chính sách, ngân sách, đối sách lo!)
LikeLike
Theo tui:
phải có chính sách, đối sách, ngân sách…hằm bà lằng…là tại vì “nghèo” là “by product” ( phụ phẩm?) của hệ thống xã hội của cái xứ đó đặt ra.
-Anh đặt ra thế nào đó để người làm tám tiếng….để cuối tháng dân có tiền trả điện nước, payment cho tv tủ lạnh, tiền phòng…
-Anh cũng đặt ra thế nào đó để con cái người ta chịu khó đi học có cái bằng đi làm lương cao hơn ba mẹ, mua nhà lập gia đình, đi du lịch…
-Vậy anh cũng phải đặt ra thế nào để những người ” nghèo” này có cách đi lên, phải không?
Góp ý nha bà con, mại dô, nóng hổi, mới ra lò, mại dô
LikeLike
Very well said.
LikeLike
Đổi qua xài điện solar nha bà con, tiết kiệm tiền để dành làm từ thiện! 🙂
http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/xai-dien-solar-kinh-nghiem-cua-nguoi-trong-cuoc/
LikeLiked by 1 person
Chắc chắn trong đám người nghèo đó có người nghèo khổ , bệnh hoạn là hậu quả của bad choices trong cuộc sống, khi mình giúp thì nó có công bằng cho mình người không make bad choices, lam lủ làm ăn, cần kiệm để dành mới có tiền làm từ thiện giúp họ?
Làm thế nào để phân biệt ai đáng được giúp đỡ hở bác ToiKe? Tôi nghĩ bác đã nêu vấn đề ra thì chắc đã có sẵn câu trả lời rồi 😀 . Chờ được nghe …
Chỗ góc đường tôi hay đi gym, cứ mỗi lần trời mưa lâm râm là tôi lại thấy xuất hiện cặp đôi khoảng 21-28 dẫn 3 đứa con, đứa nhỏ nhất khoảng vài tháng. Tuy có cầm dù che nhưng tôi vẫn thấy mấy đứa nhỏ mặt mũi xanh xao lạnh run lập cập, vì giầy và quần của chúng nó ướt hết.
Lần nào tôi cũng ngừng xe cho bọn họ tiền, vì mong cho chúng nó có đủ số tiền nó muốn mà tha tội cho bầy con thơ được về nhà sớm.
Kèm theo nỗi xót xa cho những đứa bé đáng thương là những sự tức bực và phẫn nộ vì những loại cha mẹ khốn nạn lợi dụng con cái.
Mặc dù tôi biết, là tôi và những người vẫn dừng xe cho bọn chúng tiền, vô hình chung đã tiếp tay cho chúng nó lợi dụng bầy con thơ hoài hoài mãi mãi.
Mới tuần trước đây thôi, buổi sáng rời gym đi làm tôi đã thấy bọn chúng ở đó; Vậy mà chiều đi làm về ngang vẫn thấy nó để đám con nằm ngồi trong mưa lạnh.
Tôi ngừng xe hỏi: Khi nào mi mới cho con mi về nhà? Thằng bố nói nó cần thêm $20 mới đủ
Tôi tức bực rút ra $20 đưa nó rồi nói mi lập tức đưa đám trẻ về tụi nó lạnh lắm rồi.
Trời ơi là trời. Trông cái bộ dạng thanh niên trai tráng khỏe mạnh thế kia lại đi ăn bám trẻ con sao mà tôi muốn tống cho nó mấy chục hèo quá đi mất.
LikeLiked by 3 people
Ở vài nhà thờ, các cha khuyên giáo dân không cho những người đến “ăn xin” ở cửa nhà thờ, vì nhiều lý do, nhưng tụ chung là để họ đừng lạm dụng lòng tốt của giáo dân, nhất là giáo dân Việt Nam! Những người này họ có thật sự nghèo khổ, hay ban ngày đứng đó tối thì party? Thiệt là khó để phân biệt ai giả ai thiệt! 😦
LikeLike
Tôi nghĩ chị diển không hết ý ông cha nói. 🙂 🙂 🙂
Ông cha nào mà nói như vậy là bị đuổi ra khỏi nhà thờ cho về nhà lấy vợ, uống bia và đi đánh bài được.
Cái lý do duy nhất mà cái nhà thờ hiện hữu và có ông cha đứng lải nhải nói chuyện trong một cuốn sách củ xì mà nói miết không ngừng nghĩ là vì muốn phục vụ cho những con người tới nhà thờ ăn xin đó.
Nó già bộ để đề ăn xin là một chuyện khác. Một thực tế cần quan tâm để deal với cái đó. Nhưng cái underline là thằng hay con mẹ đó nó cùi trất, vì nếu nó có cái option khác nó không đi ăn xin chi cho khổ vậy. Nhiều khi cái cùi đó nó không phải là cái cùi của thân xác thấy được bên ngoài như ghẻ lỡ hôi hám mà còn là cái cùi trong cái suy nghĩ, bất lực trong nghịch cảnh hay thật sư cùi trất trong cái nảo physically..
Nhưng tôi cho chị một option, chị có muốn đổi chổ với nó không?
Tất cả nhửng ý chị nói là cái mà tôi muốn nói khi tôi còm bên trên, má Lụa Tím bã đoán lờ mờ được. I dont blame you, tôi củng nghĩ như chị,for a long time. Stay tuned.
LikeLike
:D, ông nội ToiKe này lúc nào cũng hài hước ba gai 😀
Bình thường tui rất cứng rắn không bao giờ cho tiền những người trai tráng khỏe mạnh, nhưng cứ ai đem trẻ thơ ra đày đọa dụ khị là tui yếu lòng liền. Tui bực cái tánh này của tui lắm. Tui biết bị lợi dụng mà không kềm chế được!
LikeLike
😀, ông nội ToiKe này lúc nào cũng hài hước ba gai😀Thich cau nay!
LikeLike
Like
Ha ha, T3CB thêm một title mới HH3G (hài hước ba gai),
hắc hác ba gờ, cứ như là wifi 3 gờ, nghe thấy tối tân hén
LikeLike
Câu chuyện Lụa Tím kể tôi nhớ quen quen, mà tôi không thực hiện được; Vi kẹt xe và tiền thì để trong túi quần móc nó lâu, sợ ở đằng sau nó la, đi qua rồi mà buồn 5 phút.
Những gì Cô viết đều hay cả, mừng sự trở lại. Like.
LikeLike
Chào chú Jcbrea! Vẫn khỏe ha chú!
LikeLiked by 1 person
Chào Cô. Da tôi cũng tạm khoẽ, mỗi ngày vài viên thuốc, Xã tôi kéo đi gym mỗi ngày chời! Mỗi lần đi về không ra vườn đuoc bực bội. và phải uống thuốc nhức mỏi nữa. Vui khi Cô và TBCB trở lại.
LikeLike
Nhức mỏi thì uống tylenol etc, không nói tới.
Nhưng nếu bị gì làm đau dữ tợn phải uống thuốc pain killer có toa bác sĩ, thì ra tiệm cỏ, mua cần sa về hút tốt hơn, vừa rẻ, vừa hết đau hay hơn uống thuốc và không bị ghiền hay side effects gì nhiều. Lớn tuổi như ông không cần lo sợ nó hại gì nhiều hết khi hút.
No joke here.
LikeLiked by 1 person
Ý kiến hay! Tôi chỉ uống Tyleno thôi, cũng hạn chế lắm. Có Ông kia nói: Người tốt không hút cần sa?
LikeLike
Ông ấy chưa rỏ về lợi hại của cần sa dựa trên khoa học mới nhất nên mới nói vậy.
Ông có tiền vô mua stock của hảng bên Anh này, nó nghiên cứu trồng cần sa lấy làm thuốc, GWPH .
Khi ông bác sỉ lẩn viết báo sĩ gì từ Houston ưa viết báo cho NVO viết một bài nói bậy bạ về cần sa. Tôi viết còm và cho ông một số tài liệu dữ kiện. Không thấy ông phản biện nói tôi sai gì hết. Vì ông ấy viết bài bậy bạ nói cần sa hại, ông làm bác sĩ thấy bệnh nhân ghiền cần sa nổi điên gì tùm lum. Tôi chỉ ra cho ông thấy ông lầm lẩn giữa cần sa cây trồng và cần sa nhân tạo dùng cỏ rồi xịt hóa chất vô hút cho chết tía mầy luôn.
Khi rãnh tôi sẽ chia sẻ tin tức thật về cần sa. Muốn coi vô CNN kiếm cái show về Weed của Dr. Sanjay Gupta, bác sỉ chuyên khoa mổ não làm phóng sự này. Nó sẽ thay đổi suy nghĩ của mình về cần sa.
Tôi không nói bậy bạ hay giởn hớt về cái này đâu.
LikeLiked by 2 people
@OK: xin cho hỏi để hiểu luật ở Mỹ. Hiện có vài tiểu bang yêu cầu “recount” phiếu bầu cử. Liệu chuyện này có lật ngược được kết quả bầu cử hay không? Thí dụ như được, thì ngày nhậm chức 1/20 có thực hiện được không hay phải dời lại để cho bên mới thắng có thời giờ chuẩn bị tìm người trong ban lãnh đạo? B. làm biếng đọc tin, 9 chị 9 em nhức đầu, nhưng cũng muốn biết thực hư ra sao! TY. 🙂
LikeLike
Không.
Recount là như thế này. Ba bồn tiều bang trên đó tất cả các phiếu Trump hơn chỉ có khoảng trên 100K. Cái khác biệt nhỏ, nhưng không nhỏ đử để tự dộng phài đếm lại theo luật lệ bầu cử. Tuy nhiên vần đề ở đây là có chổ bầu bằng máy computer. Có mấy cha scientists nói là có thề máy bị hack nên phài kiềm phiếu vote bằng máy, coi nó count đúng không. Không có chứng cớ gì rỏ rệt hết. Nhưng như chị đi đếm phiếu thì chị thấy cái phương thức nó đâu vô đó, không được làm cái gì bừa bải, từ chút một, tất cả đều theo qui trình nghiêm ngặt, record everything để bảo đảm là bầu cử không ăn gian.
Ví vậy khi cái bà đó nói muốn raise tiền recount, thiên hạ ùn ùn cho mầy triệu nên bả mới kêu recount dùng tiền đó. Chớ tiền chính phủ không chi ra nếu không có chứng cớ gì hết.
Không ai tin là recount sẻ thay đổi gì hết, chỉ chắc là verify kết quả ban đầu good, Rồi xong chuyện. Verify to uphold the integrity of the election process/result thôi.
Phe Trump thì sợ đêm dài lắm mộng, nó moi ra dược cái gì mơi thì phiền phức và theo cái thói là ai nhúc nhích đụng tới mình là la bà hải đi thưa. Nên nó ồn ào trên news vậy thội.
LikeLiked by 2 people
Làm không được gì thì làm chi cho tốn kém! Thiệt tình. Hôm bầu cử, trong Vote List có vài người có tên 2 lần, thế nào cũng có sai sót, nhưng cũng tùy là nó có ảnh hưởng nhiều đến nỗi phải làm lớn chuyện hay không thôi! Không coi news nữa cho khỏi bục mình! 😦
LikeLike
No no no you need to read news, period.
Tôi thật sự không blame chị vì cái news bây giờ cần phải có người giải thích mới hiểu được chớ không phải chơi. Tôi biết chỉ vì cái này là hobby của tôi. I really spend most of my free time reading from many sources.
Tôi mơ mộng là nếu có chút giờ tôi muôn mở cái trang chuyên trị ” giải thích news” tiếng việt vừa dịch, vừa chú thích, chú trọng vô giài thích như nói chuyện, về những tin tức cần thiết hằng ngày cho ngắn gọn súc tích. Tiếc thay tôi vẩn còn thói làm biếng và luôn viết dài dòng hahahahaha
LikeLiked by 1 person
Toike = Tôi mơ mộng là nếu có chút giờ tôi muôn mở cái trang chuyên trị ” giải thích news” tiếng việt vừa dịch, vừa chú thích, chú trọng vô giài thích như nói chuyện, về những tin tức cần thiết hằng ngày cho ngắn gọn súc tích
Ý hay! Thầy Ba mở Bờ-lốc đi. Chuyên phân tích mỗi ngày một vấn đề!
Ở hải ngoại có rất nhiều bloggers người Việt, nhưng đa số là phụ nữ, nên đề tài xoay quanh những chuyện gia đình, chồng con, bếp núc, vườn tược, làm đẹp, mua sắm, du lịch …v v .
Hình như chưa có ai mở ra trang nhà chủ trương dịch thuật và phân tích mổ xẻ tin tức như ý tưởng của thầy 3?
LikeLiked by 1 person
Hỏi T/K. nhưng ngứa miệng: Váng đã đóng thuyền rồi, làm chuyện ruồi bu, cho đỡ mất mặt chăng? Thêm chi cho rắc rối vậy? Chờ 4 năm nữa tranh cử tiếp?
Nhà thơ Mỹ tôi thường đi, trua thứ bẩy ở nhà ăn cũng là phòng hội, có nấu bữa ăn cho người homeless, Con trai tôi có đến phụ chạy bàn, dẹp dọn, chớ không biết phụ bếp, ở nhà anh chị em có cái gì không xài thì đem đến cho, Khi xong thì giải tán chớ không có người ăn xin vãn lai ở nhà thờ.
LikeLike
Ở vài nhà thờ, các cha khuyên giáo dân không cho những người đến “ăn xin” ở cửa nhà thờ, vì nhiều lý do. Lần thứ nhứt nghe nói?
LikeLiked by 1 person
Nhà thờ St. Barbara hồi lâu lắm rồi (ăn xin người ngoại quốc mà còn bập bẹ tiếng Việt)); gần đây thì thấy ở nhà thờ St. Columban! 🙂 Ở SC cũng có CT cho người homeless, mỗi weekend là 1 hội đoàn chịu trách nhiệm; nhà xứ còn có nhà cho người homeless tắm & ăn bửa trưa thứ 7. Khi đến giúp mấy ngày này cũng vui lắm, có nhóm giới trẻ của các em tuổi đại học, có người đã có gia đình còn mang những em nhỏ hơn đến nữa, vài em cũng biết đi chợ, biết nấu món này món kia cũng khá lắm! 🙂
LikeLike
Vừa rồi tôi có dự tiệc gây quỷ cho những người Miền Trung, Gọi ông cho 4 về thường dân, Ông trưởng ban tổ chức, vui vẻ tôi sẽ đem về tới anh chị ở đâu? Số nhà….Tôi lấy sẵn tiền để ở bàn 4 vé 200, Ông tôi đưa 4 vé VIP và nói vé này không bán, kẹt!!!. Bác cầm đỡ tiền này đi để khi dự tiệc thì tính tiếp. Trước mua vui sau làm nghĩa, 4 vé VIP thật sự, tôi nói với Xã và 2 vợ chồng cháu, mở ruột tượng ra nha tụi bây.
LikeLike
Ngày xưa tui biết mê và thích ngôi trường Mạc Đĩnh Chi là nhờ trên Tivi đài số 9 VNCH, khoảng năm 1972…?
Mỗi lần Tivi có chương trình văn nghệ của trường MĐC là tui mê lắm . Mê nhất là ban hợp ca của trường với ba bài Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương , nghe kể lại là thầy Dũng là trưởng ban văn nghệ của trường, nghe vậy biết vậy , chỉ biết cảnh Tivi quay ông thầy này điều khiển dàn hợp ca hay quá xá là hay. Bè nam chính hát solo một mình là Nguyễn Chánh Tín , sau này cái chàng NCT nổi tiếng thêm nhờ bài Nghìn trùng xa cách của Phạm Duy, và bây giờ bạn bè tui ở VN nói cái chàng NCT này giờ “thấy ghê”!!! ngôi trường Mạc Đĩnh Chi của cô giáo Ngọc Lan vẫn luôn là “ấn tượng” trong tui một thời với ba bài hát Hòn Vọng Phu với group học trò nam nữ ban văn nghệ của trường. Ngôi trường MĐC có nhiều nhân tài , trong đó có cô giáo Ngọc Lan, và Ngọc Vân cô nữ sinh giờ rất giỏi nghề nấu nướng , nghề chính là kỹ sư hỉ ?
LikeLiked by 2 people
Hey Hey
Nhầm người rồi,
Còm của tui sao lại có tên của Anonymous ???
Lạ quá vậy ?
Tại sao vậy hả Ngọc Lan ?
Computer của tui bị trục trặc ? Hay bị vấn đề gì khác vậy?
From Chi Nha.
LikeLike
Em đâu có biết tại sao đâu 🙂
LikeLiked by 1 person
Cái này theo tui cô giáo nên tìm hiểu tại để:
-Gở rối tơ lòng cho bà con vô nhà cô tự nhiên bị thay tên, đổi mặt…để mà mọi người vô nhà dể dàng, không bị xét giấy, đổi tên…
-coi chừng trong nhà coi có đứa nào núp trong đó, phá đám, hay đang rình , đánh cắp vàng bạc đá quí trong nhà hay không…tại vì mấy cái này nó kỳ kỳ
LikeLike
Để tôi cap off cái chuyện từ thiện này như đã hứa.
Cái nhìn của tôi nó thiên về cái nhìn từ hướng của người Công giáo về thế nào là từ thiện và làm từ thiện nó như thế nào. Chắc chắn nó khác ít nhiều tới những suy nghĩ cách khác nhưng nó không xa mấy vì cái nền tảng là nó dựa trên tình thương qua lại giữa người và người.
Trước hết là cần phân biệt hai điều căn bản mà mình ưa gọp lại với nhau nên mới có những suy nghĩ dường như đối chọi nhau như nhiều người nêu ra bên trên, “Bỏ muối xuống biển, VC chận cổ dân sau khi dược nhận quà, nó đem theo con nít để xin tiền, nó biết đứng trước nhà thờ nói tiếng việt xin tiền, Mỹ củng cần từ thiện cho VN chi hay ngược lại. chọn chổ nào cho trước, chỗ nào cho sau, cho như thế nào mì gạo hay tiền….etc. Hai điều đó 1) là lý do tại sao mình làm từ thiện và 2) thể thức cách nào làm từ thiện cho hiệu quả.
1) Lý do mình làm từ thiện là do cái tình thương qua lại giửa người và người. Nếu không có cái này thì miễn bàn tới. Ai nghĩ mình có thể sống một mình không cần tới ai là điên rồ, ngông cuồn và chuyện không thể có được. Kẻ mạnh thằng thằng yếu rồi sau đó nó củng chết luôn. Đó là sự thật.
2) Cái cách làm từ thiện sao cho có hiệu quả, efficiency, effective là cái khác. Nhiều người cho rằng làm không hiệu quả, không có kết quả nhiều thì không làm hay không đàng để làm vì một lý do nào đó như người Việt, Mỹ, Mể Trung Đông, VC, lừa gạt dể được lợi, nhiều quá làm không hết, Thành ra nếu mà gom cái hiệu quả, cách làm vô làm lộn xộn cái mục dích chánh số 1) thì sẻ thấy lấn cấn nghi ngờ không biết mình làm có đúng không và trong lúc mình lấn cấn pondering thì con người chết, con nít chết, bệnh dịch lây ra, thằng cùi mất hy vọng dường nào củng chết nổi cơn làm cho thiên hà vô tội chết chùm cho vui.
Một thí dụ về hai điểm khác biệt này là cái khác biệt giữa các tổ chức từ thiện tư nhân hay NGO nếu không làm hiệu quả thì đóng cửa về ngủ mặc cho ai chết sống.
Còn từ thiện từ nhà thờ hay tỗ chức tôn giáo như Công giáo thì làm từ thiện nó dựa trên tình thương giũa con người. Lúc nào củng phải giúp ( đương nhiên họ củng tìm cách làm cho hiệu quả) nhưng hiệu quả hay giúp ai bên này bên kia, giống dân này hay khác đều là chuyện phụ. Vì trong đức tin của họ, Jesus là người chọn xuống sống làm người nghèo khó, trần trùi với tất cả mọi khồ nạn. nên làm từ thiện giúp người nghèo, người cô thế là phần chính trong đời sống đức tin. Như mẹ Teresa of Caculta giờ là thánh, bả giúp bên Ấn Độ cả cuộc đời với cả tỷ người nghèo, như muối bỏ biển, với tất cả thị phi nghi kỵ, nhưng bà vẩn làm vì cái tình thương muốn xoa dịu cái gì mà bả thấy phải xoa dịu giúp đở.
Vì làm từ thiện không phải là một phong trào hay một một cuộc cách mạng nhằm thay đổi cái gì mà nó chỉ đơn giản là tình thương giữa con người với nhau, tình nhân loại. Làm đi chuyện khác tính sau.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn thầy 3 đã bỏ công gõ. Đồng ý kiến!
LikeLiked by 1 person
Cảm ơn Thầy 3 Gai. Có người đẹp nào đó đặc tên mới cho Thầy. Noel lại đến Thầy có chuẩn bị gì chưa, cô đi đâu không? Ngoài phố các tiệm ăn đã hát nhạc Noel rồi.!
LikeLike