Xuất phát từ entry này và cái comment “Ngu ráng chịu” của bạn vqhn, nói một chút chơi về chuyện ngu hay chuyện biết sống, biết cư xử.
Điều đầu tiên, dù muốn dù không, những người ở lứa như tui, dù đang sống ở VN hay ở nước ngoài, đều chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi một thứ nguyên tắc, qui củ của lề thói gia đình Á Đông, tức gia đình nào cũng có những giềng mối quan hệ mà mình không thể phớt lờ.
Cho nên, suy nghĩ tôi lấy vợ/lấy chồng chứ có lấy Gia Đình vợ/chồng đâu mà phải lo đến chuyện họ nghĩ gì, làm gì, muốn gì, là suy nghĩ nói ra cho đỡ tức cái mình không dung hòa, không đạt được, và nói cho lấy có.
Tui nghĩ bạn Lún là người may mắn khi có mẹ chồng biết yêu thương đứa con dâu ngay khi nó vừa lạ lẫm bước chân về một ngôi nhà mới. Nhưng phải nhìn lại, nếu bạn Lún không là người biết nhìn ra để trân trọng những tình cảm của mẹ chồng, để yêu thương bà như mẹ đẻ, thì những yêu thương của mẹ chồng cũng sẽ mai một, đôi khi dẫn đến chuyện hận thù nhau. Chuyện nhà Lún tôi cho là cả mẹ chồng nàng dâu đều biết sống, biết cư xử.
Bạn vqhn cho rằng người vợ trẻ trong entry này là “ngu.” Mà đã ngu thì “ráng chịu.” Tui nghĩ có lẽ bản ức dùm cho vợ trẻ nên mắng cho nó sáng mắt ra mà thôi. Mà sáng mắt ra rồi làm gì tiếp? Chịu đựng, nhẫn nhịn để thời gian cảm hóa mẹ già? Hay tung hê lên rồi ra đi, cóc cần chồng, cóc cần gia đình, để làm một người khôn?
Chuyện đạp đổ không khó. Chuyện giải quyết mối xung đột ngàn đời giữa những bà mẹ chồng khó ở và những nàng dâu khó thương, chuyện tạo được sự êm ấm, hòa thuận mới là chuyện đáng nói. Tui nghĩ phần đông những người đã đọc qua entry đó đều hiểu rằng, chuyện không đơn giản là bà mẹ chồng muốn làm thì cứ để hết cho bả làm, vợ trẻ nên tận hưởng và dành thời giờ tỉa tót cho bản thân, là một giải pháp để gia đình đó tồn tại, với đầy đủ 3 thành viên.
Tôi chưa từng làm dâu mẹ chồng, bởi bà mất trước khi tôi kịp biết mặt bà. Tôi có 5 bà chị chồng, trong đó tôi sống chung với một chị, khi ấy chưa có gia đình, khoảng 1 năm rưỡi trước khi tôi đủ sức ra riêng.
Nhiều năm liền, các chị chồng là một nỗi sợ hãi đối với tôi, bởi cho đến tận bây giờ, tôi cũng không biết vì lý do gì, mà các chị lại có những câu chuyện “rất hay” về tôi. Tôi chưa từng đi hỏi lại tại sao các chị nói như vậy, làm như vậy. Các chị lớn hơn tôi nhiều lắm, chị hai bằng tuổi má tôi, chị kế út hơn tôi 6 tuổi. Nhưng dù sao các chị đó không sống chung một nhà.
Chung nhà mới là khốn khổ.
Nhiều bạn bè thời đại học từng chứng kiến những ngày tôi chạy ùa vào lớp, rồi lại ra sân ôm mặt ngồi khóc nức nở, bởi những cách cư xử của người chị chồng ở chung. 21 tuổi, không ai dạy tôi cách làm sao để đối diện với những vấn đề phức tạp như vậy. Tôi không dám hé môi kể với bất kỳ ai trong gia đình tôi. Cũng như tôi chưa bao giờ tỏ thái độ phản ứng lại những điều tôi cho là hà khắc, vô lý của chị chồng tôi. Chị sai tôi làm gì, tôi làm đó. Chị kêu tôi đi lau bàn thờ. Tôi làm xong. Chị lẳng lặng đi tới, thò tay vào hốc lư hương, lôi ra một cái hoa huệ héo, dứ vào mặt tôi, “Lau rồi mà vậy nè” Tui lặng thinh, cúi đầu.
Chị kêu tôi quét nhà. Tôi quét xong, chị mang chổi đi quét lại, vẫn có thứ hốt vào máng. Chị nhìn tôi. Tôi nén tiếng thở dài. Đừng nghĩ đó là chuyện cỏn con. Sống trong 1 nhà, những điều nhỏ nhặt ấy tích tụ, trở nên áp lực, ngột ngạt, khó thở hay là phải đi làm việc nặng chân tay.
Có điều, cứ vậy, tôi chưa một lần nào lên tiếng cãi hay phản ứng về bất cứ điều gì. Tôi cũng không chỉ trích chị chồng tôi cho chồng tôi nghe. Tôi không biết là như vậy có ngu không. Tôi có ấm ức, tôi khóc. Chồng tôi có nhìn thấy hay không? Tôi nghĩ là có. Nhưng chồng tôi cũng chẳng nói gì.
Rồi tôi ra riêng, sanh con, chị đến thăm, mang tiền cho tôi. Nhiều tiền lắm. Tôi biết chị thương em, thương cháu, chứ không phải thương tôi. Nhưng có sao đâu. Tôi vẫn lễ phép, chừng mực với chị.
Theo thời gian, mọi chuyện thay đổi tự lúc nào tôi cũng không để ý. Chỉ biết là giờ đây, mỗi lần trở về VN, tôi có thể đến nhà chị ở, như trở về nhà người ruột thịt thân yêu, không có khoảng cách.
Có lần, tôi nghe chồng cám ơn tôi, vì tôi đã biết nhịn, để chồng không khó xử bên vợ bên chị, và để các chị cũng biết cách nên làm gì với em dâu.
Tôi không dám nói là mình biết sống, biết cư xử, bởi thực sự khi tôi làm tôi có nghĩ gì đâu, chỉ như một lẽ thường tình.
Cho nên
Tôi chỉ cầu mong cô vợ trẻ kia có được sự nhịn như tôi, và mẹ già kia có được chút biết điều, bao dung như mẹ chồng Lún, để ngôi nhà thực sự là mái ấm.
Lúc đó sẽ đổi “ngu ráng chịu” thành “ráng chịu sẽ được.”
Chuyện này phức tạp, nguyên nhân sâu xa vẫn là cái văn hóa tôn sùng con trai và đàn ông trong xh Á đông nên bà mẹ và cô vợ mới phải “yêu” đến khổ nhục như thế. Thay đổi những cái norm này quả không dễ. Đọc cái entry của NL trước, thực ra người đáng trách là anh chồng. Làm loại đàn ông mà để mẹ với vợ hầu thế thì nhục hơn chó.
LikeLike
@lvu: đúng là rất khó, nhưng không phải là không làm được, vì mình làm rồi, từ lúc còn ở VN :)Có những bà mẹ xem chuyện chăm sóc con, nhất là khi 1 mẹ 1 con, là lẽ sống của đời bả rồi thì không thể trách đứa con được. Trong trường hợp này lại là chuyện thay đổi suy nghĩ của bà mẹ – mình nghĩ vậy.
LikeLike
hehehe, trước giờ không chỉ trích, giờ viết ra nè.
LikeLike
@Lún: hehehe, chỉ trích gì đâu. Nói để thấy rằng chuyện cư xử trong gia đình đâu có giống cư xử với người ngoài.Có dám chắc là Lún cũng chưa từng ngậm đắng nuốt cay đâu,đúng không?Dù sao thì tụi mình cũng là những đứa may mắn 🙂
LikeLike
chuyện cư xử rất khó. Không thương không yêu thì bằng mắt không bằng lòng. Day dứt hoài không nguôi ngoai vậy đó. Mẹ chồng ( hay chi chồng) nàng dâu muốn yêu thương nhau thiệt lòng chắc cũng còn tuỳ vô duyên số. Chứ chỉ bằng cách cư xử thì rất là tạm thời. Cũng căng thẳng lắm. Hên là Lan chỉ ở có 1 1/2 năm thôi. Chứ nhiều người không có cơ hộ ra riêng, phải ở chung một nhà suốt đời. Mà phải chịu cắn răng để hy vông mai mốt môi chuyện sẽ tốt đep lên như ý Lan nói, thì đi tong luôn cái hanh phúc gia đình. Hông chiu, không chiụ nha Lan.Đời người có là bao. Hông chiụ nha.
LikeLike
à chuyện ngậm đắng nuốt cay như Lan nói. Xin thề là không có. hehehe, phải nói là mẹ chồng mình vĩ đại như vậy. Nên mình biết là mình rất may mắn. Vì nếu suy nghỉ laị, chưa từng có chuyện lớn nhỏ gì mà mình phải nuốt bồ hòn chi chi hết. Há. sướng vậy á.
LikeLike
mình vẫn nghĩ việc cư xử, đối nhân xử thế là 1 nghệ thuật mà không phải ai cũng học được. Nhưng trên hết, đó phải xuất phát từ chân tình, từ tấm lòng thành thật. Chứ cư xử cho khéo cho hay nhưng bên trong không thật thì cũng không hay! Cứ bằng tấm lòng thành, bằng đúng vai trò và trách nhiệm, làm đúng vị trí của mình trước đi đã. hì hì…
LikeLike
Em cũng nghĩ như anh Lừng, hôm trước em có nói nếu lấy được “thằng chồng” vô tư đến nỗi không biết gì hay biết mà làm lơ thì thôi cô ấy nên về ở vậy cho xong, mang tiếng có chồng mà chẳng được chia sẻ.Em khâm phục những người phụ nữ tốt nhịn, nhưng người phụ nữ biết vùng lên em nể hơn nhiều. Ít ra thì họ cũng biết làm chủ bản thân, không để người khác chà đạp. Quan điểm của em đó là cách trả hiếu cho cha mẹ sinh ra mình. Vì cha mẹ nâng niu chăm sóc mình, chưa làm được gì cho cha mẹ mà còn để người khác làm mình khổ, cha mẹ đau lòng thì không được.
LikeLike
@Lún: hehehe, khi đã thương, chuyện gì cũng thấy bình thường hết Lún à. Mình có nhịn, mình có chiều theo ý họ hồi nào mình cũng đâu có hay.Có ai mới gặp nhau đã yêu thương liền được đâu, phải có thời gian chứ. Vậy có phải để hiểu được nhau, yêu thương nhau thiệt lòng thì đầu tiên phải nhìn từ cách họ cư xử không? Phần lớn người ta đều cho rằng mình dễ dãi, Lan nghĩ vậy. Nhưng mỗi con người là một thế giới mà. Có người chỉ cần 1 vài lần tiếp xúc đã hiểu nhau, có khi cần cả 1, 2, hay 5 năm mới biến từ ghét thành thương.Lan không nói là mình phải cắn răng chịu tất cả, cũng chỉ trong 1 chừng mực nào đó. Ví như Lan, chị chồng khó, có lúc mình thấy như kiếm chuyện với mình, nhưng chỉ chưa đến mức chửi mình, đánh mình, hay nói những câu thật nặng nề. Do vậy, mình thấy, ừ, thì ráng làm sao cho không còn chuyện để chỉ kiếm nữa :)@mh:
LikeLike
@mh: đồng ý với mh. Cái gì không thật, thì cũng có lúc lộ ra. hehehe, để kể nghe như vầy. Mình nhớ hồi mới lấy chồng, có 2 vợ chồng ông anh họ của chồng từ dưới quê lên chơi. Sáng ra mình hỏi “anh chị muốn ăn gì em đi mua?” Ảnh chỉ nói “thôi.” thế là mình thôi, vì mình có ăn sáng bao giờ đâu.Ai dè, 2 ông bà “cự” ông chồng mình là mình chẳng biết ý gì hết. Mình cười hahahah, tui đã hỏi, tại họ nói không, ai mà biết.Lần sao, kinh nghiệm hơn mình hỏi, kèm theo câu, nếu không ăn đói ráng chịu nha, vì em không có ăn sáng, hahahaha. Sau này gia đình đó thương mình lắm nha 🙂
LikeLike
@Phung Tran: vùng lên như thế nào là một nghệ thuật. Cảm nhận như thế nào là bị chà đạp là cách nhìn rất khác nhau trong mỗi gia đình.Mình không cho rằng nhịn nhục hay vùng lên là hay hay dở, quan trọng đó là sự biết cảm thông và biết điều. Mình đứng ngoài nhìn vô có lúc thật “bức xúc” và ức thay cho họ, nếu là tôi tôi sẽ thế này thế này…Nhưng chữ nếu đó là một chữ ma quái 🙂
LikeLike
hehe, tính ra có lúc đánh chưỉ nhau một trận cho xong. Vùng vằng nữa này nữa kia không mắm ruốc mà phải ăn ba rọi mới khó chiụ. Tính Lún cứ phăng ra một lần. Ưà, tui zậy zậy đó,chị zậy zậy đó. Rồi cho xong. Ấm ức trong lòng, lúc mà xổ ra rồi thì một đi không bao giờ trở lại nha. Nhiều người im re, mà một hồi quăng ra tờ li dị thì mơi người mới chưng hửng. Mà cuối cùng. Thiệt là có duyên có số mới phải sống với nhau.
LikeLike
đồng ý với Phụng mình phải biết vùng lên làm chủ bản thân. Mà vùng sao cho có nghệ thuật thì phải có khiếu.Không khiếu thì phải học nha. hahahah. Lún Ghẻ có khóa học về vụ này. Đăng ký đi nha. Hahaha. Khoá đầu miển phí nha.Chỉ cafe ca pháo cho cô Lún thôi nha.
LikeLike
;-))
LikeLike