Biểu hiện của tuổi già

Bỗng dưng giở chứng khó chịu, bỗng nhiên lú lẫn hay quên, bỗng dưng đong đỏng, dỗi dỗi hờn hờn như con nít… người ta bảo đó là dấu hiệu của tuổi già.

Tui bị vậy, chắc là già. Con gái tui mỗi lần nhìn thấy tui như vậy, nó nói “Bệnh người giàaaa!”

(không biết nói vậy có đụng chạm đến những người… già thiệt không, hehehe. Nhưng mà thực tế là vầy nè: người điên sẽ không bao giờ nhận mình điên, người đẹp sẽ hiếm khi tự khen mình đẹp, người ngu chẳng dại nhận mình ngu, người giàu thì luôn ca cẩm mình không có tiền… Vậy thì người già… thiệt sẽ không thấy mình nằm trong những gì tui đang kể ra đây, yên tâm :p )

1.

Nhiều thứ tui đọc được tự dưng khiến tui… sôi máu, hehehe, mà chuyện chả ăn nhập gì tới tui hết trơn.

Thứ nhất là từ cái chuyện cô du khách gì đến Sài Gòn rồi bị cướp giật, khóc hu hu, rồi cái thiên hạ xúm vô chửi tụi cướp làm mất hình ảnh đất nước. Rồi cái chính quyền phường xã đó đi xin lỗi cổ, tổ chức họp báo để thấy cổ toét miệng cười, rồi lấy đó làm niềm hãnh diện cho quốc gia.

Má ơi! Tởm!

Tương tự như vụ đó, những gì người Việt làm không được đàng hoàng tử tế với người nước ngoài thì  bà con lại nhao nhao lên chửi toáng lên là “bạn đang hủy hoại hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế!”

Trời đất ơi! Suy nghĩ sao vậy trời!

Cứ y như trong nhà mà có chém giết, chửi bới, ăn cướp ăn giựt gì nhau như cơm bữa thì cũng là chuyện bình thường, chuyện không đáng bận tâm, nhưng bước ra đường thì phải đạo mạo, đĩnh đạc, ra vẻ là người có đạo đức, là tử tế, là trong sạch để người ta kính nể!

What the hell

Một thứ đạo đức dỏm, hào nhoáng bề ngoài như vậy đang được cổ súy sao trời! Tại sao không nghĩ rằng tất cả phải từ trong gốc mà ra. Người nhà không xử đẹp với nhau trước, không bảo vệ nhau trước thì mắc chó gì đi bảo vệ người dưng!

Tài sản, tính mạng người trong nước là bèo, còn cái giống gì có dán mác ngoại là kim cương sao?

Ớ ờ, ai chửi tui tui chịu, chứ tui không có thủng được cái đạo lý đó đâu nha. Với tui không có chuyện tui mang bộ mặt mất sổ gạo để nói chuyện với chồng con, và luôn ráng rặng nụ cười cùng lời dịu dàng nhất ra đường nói chuyện với người dưng nghen. Cũng không có chuyện cái gì ngon cái gì quý thì mang đãi khách, rồi người nhà ăn nước mắm, rau luộc như kiểu ông bà mình hay làm nghen.

No way.

Những người ruột thịt, gần gũi với mình nhất phải là những người được đối xử bằng tất cả sự tử tế nhất.

 

Dĩ nhiên, ai cũng cần có một hình thức đẹp, tươm tất khi bước ra ngoài, khi tiếp khách. Nhưng tất cả sẽ là vô nghĩa khi mà cái ruột nó rỗng tuếch.

Cho nên, trước khi đi mua nụ cười ngoại bang, trước khi xin lỗi ngoại quốc, hãy làm yên lòng người dân trong nước trước đã!

2.

Nhỏ cháu chồng nhờ mua dùm sợi dây buộc tay con vào tay mẹ khi đi ra đường, “y như dây buộc dắt chó vậy” (bồ cũ tui lặp lại như vậy khi kêu tui kiếm mua), để chi?

Vì bây giờ nạn bắt cóc con nít không còn là chuyện lén lút nữa mà là cướp công khai. Con nít đi cùng cha cùng mẹ mà cũng bị giựt!

Trời ơi, cái xứ sở gì mà đến con nít cũng bị cướp như cướp cái giỏ, cái điện thoại là sao!

3.

Hôm qua tui có 1 cuộc điện thoại với 1 người mà tui phỏng vấn trước đó.

Nói chuyện ậm ừ 1 hồi, tui nghiệm ra rằng, quả thực cách hay nhất khi  nói chuyện với một người mà sự hiểu biết của họ ở mức thấp nhất về 1 vấn đề gì đó mà lại luôn tỏ ra là người “nguy hiểm” nhất, là, đừng nên nói gì!

heheheh

Với 1 người không biết, nhưng muốn học hỏi để biết thì nói chuyện rất dễ.

Nhưng với người không biết mà lại tỏ ra hiểu biết thì đúng là… thảm họa! Mà nhất là lại tỏ ra biết về luật pháp nữa thì mới là hết hồn!

Haizza, mà sao càng lúc càng thấy nói chuyện với người khó quá 🙂

Chắc đúng là già sắp chết rồi 🙂