Rồi có một ngày…

Trưa hôm qua, trong lúc nhắm mắt, ngồi trong xe trước trường chờ  Bi tan học, bỗng nghe những câu này:

         “Trả súng đạn nàу/Khi sạch nợ sông núi rồi/Anh trở về quê, trở về quê/Tìm tuổi thơ mất năm nao…”

Trời, một cái gì dường như thảng thốt lướt qua.

Bài hát này không mới, “Một mai giã từ vũ khí”, tui nghe nhiều lần rồi, nghe từ hồi nhỏ xíu, nhưng chưa bao giờ tui nghe lời kỹ như vậy, để thấy nó hay đến như vậy.

                “Trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao…”

Tui nhớ, trước đó tui vừa nói chuyện nhắc đến thân phận người lính trong cuộc chiến, dù ở bất kỳ chiến tuyến nào, thời kỳ nào, đều đáng thương và đáng trọng như nhau.

Nhưng trong khoảnh khắc bắt gặp câu hát này

                            “Trả súng đạn nàу/Khi sạch nợ sông núi rồi/Anh trở về quê, trở về quê, Tìm tuổi thơ mất năm nao./ Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu/ Với câу đa khóm trúc hàng cau/ Với con đê có chiếc cầu tre/ Ðã bao năm vắng chân anh/Ɲên trở thành hoang phế rong rêu”

tui thấy mắt mình cay xè…

Sao nó đơn sơ, mộc mạt mà lại thiêng liêng đến vô cùng.

                          “Rồi có một ngàу. Ѕẽ một ngàу chinh chiến tàn. Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi. Ɲgoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đâу, bỏ lại đâу. Thép gai giăng với luỹ hào sâu. Lỗ châu mai với những địa lôi. Ðã bao phen máu anh tuôn/Ϲho còn lại đến mãi bâу giờ…”

Bỏ lại sau lưng chiến tranh với những hoang tàn, chết chóc, để tìm về một thứ có trước khi chiến tranh ập tới: một tuổi thơ. Một tuổi thơ đã mất bởi chiến tranh.

                           “Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa. Rồi anh sẽ đón cha mẹ về. Rồi anh sẽ sang thăm nhà em, Với miếng cau, với miếng trầu. Ta làm lại từ đầu.”

Nghe đến đôi câu chữ “Ta làm lại từ đâu” là thấy mắt không cay nữa mà nước mắt chảy luôn rồi…

Tui nhận ra cái hay của bài hát này nằm ở chỗ đó: mất hết, bởi chiến tranh. Nhưng từ cuộc chiến trở về, cái tâm tình, cái ước mơ của người lính này thấm đẫm cái nhân hậu, cái bao dung đến tận cùng.

Những “thép gai giăng với luỹ hào sâu” những “lỗ châu mai với những địa lôi” những “bao phen máu anh tuôn”… đã nằm lại, đã ở lại một nơi nào, rất xa. Trở về, chỉ với những ân tình, những ước mơ bình dị nhất…

Để nhận ra đúng nghĩa “thiên đường  mơ ước bao lâu” là cái gì.

Tui lẩm nhẩm lại vài câu trong bài hát… Trong nỗi xúc động, bỗng nhận ra có những thứ ngộ nghĩnh. Tui nghe lại bài này từ cái DVD do cô Lê Uyên cho, lâu rồi. Không biết giọng ông nào hát. Mà nó dở. Dở thiệt. Vì nó dở nên bao nhiêu lần cái DVD đó tui chỉ nghe  vài bài trước đó, Lê Uyên hát, rồi đến khi bắt đầu ông này cất giọng ồm ồm, là tui tắt. Cho đến hôm qua, quỡn, làm biếng tắt, nên để cho nó hát tới.

Mà nhờ vậy, thành ra, như bất chợt mình biết được có một bài hát với lời nhạc hay đến thế.

Và cũng để nhận ra, mình vẫn còn nhiều xúc cảm lắm, với mọi thứ xung quanh.

Ai quỡn nghe lại bài hát này đi, kiếm người nào hát hay hay mà nghe. Để thử xem lòng mình có mềm ra, đầy tâm trạng không. Rồi để thấy đời sống mình cần biết nuôi dưỡng cái gì 🙂

Tui đi đọc tiếp  “Hành trình cộng đồng Việt trên đất Mỹ” để chuẩn bị viết bài giới thiệu đây 🙂

                                         “Ðể có một ngàу/ Ϲó một ngàу cho chúng mình/Ta lại gặp ta, còn vòng taу /Mở rộng thương mến bao la.”