Khi cái hèn đã thành bản chất

Entry này là tui tiếp tay cùng bạn mình kể ra cho mọi người biết khi cái hèn và sự tráo trở đã thành bản chất thì người ta làm gì. Người ta đây chính là cái gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia Hà Nội.

Tóm tắt câu chuyện là vầy:

Để chuẩn bị cho một chương trình “quành cháng” kỷ niệm 40 năm ngày 30/4, cái gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia Hà Nội dự tính thực hiện một cuộc triển lãm mang tầm vóc quốc gia và xuyên quốc gia. Qua sự giới thiệu, từ đầu năm 2013, bạn tui, tốt nghiệp Thạc sĩ về Art tại Mỹ, sống tại Mỹ, được mời tham gia giúp đỡ tổ chức cuộc triển lãm này, trong tư cách vừa là giám tuyển vừa là người đi tìm kiếm, giới thiệu những họa sĩ người Mỹ gốc Việt ở tuổi 40 cùng tham gia

Hội họa là lẽ sống, là tim là máu của Bản nên hễ bất kỳ cái gì có dính đến hội họa là Bản lao vào tham gia như điên.

Biết sức mình không gánh nổi một mình, từ đầu, Bản đã mời thêm một giáo sư người người Mỹ gốc Việt khác cộng tác, rồi lại đề nghị sẽ mời thêm hai giáo sư chuyên về hội họa của trường đại học UC Berkeley and Davis cùng tham gia việc tuyển lựa để đảm bảo tính công bằng.

Sau một thời gian mấy tuần “vắt óc moi tim” làm biết bao cái research liên quan, cuối cùng Bản cũng cho ra được một đề án.

Người kia viết ra bằng tiếng Anh, Bản dịch ra tiếng Việt cho đám Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia Hà Nội kia biết chữ mà đọc.

(Một phần đề án nằm nằm ở đây, ai muốn đọc thêm cho hiểu thì vô đọc)

Với những lý do blab la bla được nêu ra trong đề án, Bản đề xuất chủ đề của triển lãm là: Việt Nam như một Khái niệm: Wisdom of Time. (Sự từng trải của thời gian?)

Bản nói “người của bảo tàng Hà Nội không tiếng Anh, người cộng tác với bản tiếng Việt chập chững” thế nên mọi thứ đều phải qua tay Bản dịch song ngữ hết. Đặc biệt nhất là phần lý lịch của Bản và vị giáo sư kia phải dịch ra cho lãnh đạo ngành duyệt coi có đủ lập trường tư tưởng chính trị không thì mới được phép “giúp.”

Bản làm xong thì cứ ngồi chờ, chờ, chờ.

Bẵng một thời gian im lặng, bữa đó đùng một cái Bản nhận được email của một ông tên David Whatever. Nội dung email là “Mấy người ngoài Hà Nội đưa email của mày cho tao, kêu tao hỏi mày có muốn ‘help out’ giúp đỡ cái triển lãm 2015 không?”

Bản ngỡ ngàng. Gì kỳ vậy? Hổm giờ Bản làm việc trực tiếp với 1 anh chàng đại diện cho cái bảo tàng đó. Tự dưng giờ lòi ra đâu cái ông mà Google cho biết là một cựu chiến binh Việt Nam. Bản chợt hiểu, ra là Bản đã “bị đá ra chầu rìa” mà không hề được thông báo và thay vào chỗ Bản là ông Mỹ kia.

Rồi đến một bữa, Bản biết thêm là chàng Mỹ David Whatever đánh hơi thấy gì nên bỏ chạy luôn. Đám Bảo Tàng Mất Dạy bối rối đi kiếm mời người cộng sự của Bản tham gia trở lại.

Người cộng sự của Bản hỏi lý do vì sao Bản không được tiếp tục tham gia thì Đám Bảo Tàng Mất Dạy nói vì art của Bản “có vấn đề” (too controversial)!

Bao nhiêu năm làm việc ở Mỹ, tham gia bao nhiêu cái triển lãm mang đủ tầm vóc lớn nhỏ tại Hoa Kỳ, nay gặp phải cách hành xử của cái gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia Hà Nội kia, Bản chỉ biết thốt lên “Đồ Hèn.”

Bởi:

-Thứ nhất: nếu đám bảo tàng quốc gia kia nhận ra là sản phẩm nghệ thuật của Bản “chửi tùm lum không nể bên nào hết” và quy cho Bản lập trường tư tưởng lung tung thì sao không nói thẳng với Bản từ đầu mà lại cứ câm cái miệng suốt gần 2 năm. Một bảo tàng mang tầm vóc quốc gia mà làm việc như thời còn trong rừng vậy sao? Cái Hèn là như thế.

-Thứ hai: 40 năm, muốn kêu gọi hòa hợp hòa giải, mời Việt kiều tham gia, mà chỉ mới là trong lãnh vực nghệ thuật thôi mà đã sợ teo “nghệ thuật có vấn đề.” Tức là, chỉ mới thò một ngón chân ra biển thì đã sợ lạnh mà cũng dek dám nói thật. Nên câm miệng. Cái Hèn là như thế.

-Thứ ba: quan trọng nhất. 30/4/2015 là 40 năm “Nam Bắc một nhà”. Cho nên, chuyện triển lãm là chuyện của người Việt Nam trong một nhà giải quyết với nhau. Có cắn đắng mới phải làm triển lãm để hòa đồng. Có vấn đề mới phải đem ra giãi bày với nhau. Thế nên mới mời Việt kiều tham gia cùng Việt Nam. Ấy mà cuối cùng thấy không xong với bạn Việt Kiều này thì lại đi mời một thằng Mỹ và nhờ Mỹ email để đá Việt kiều. Cái Hèn này có thêm bóng dáng của cái Nhục nữa.

-Thứ tư: mượn tay thằng Mỹ đá đứa Việt kiều, nhưng lại ăn cướp trí tuệ của Việt kiều bằng cách xài cái chủ đề mà Bản vắt óc nghĩ ra “Viet Nam as Concept: The Wisdom of Time.” Khi nghe người cộng tác của Bản la lên “Các anh xài cái tựa của chúng tôi làm à?” thì Đám Bảo Tàng Mất Dạy ậm ừ “ Ừa, thì xài. Mà phần nội dung hoàn toàn khác.”

WTF!

Với các cuộc triển lãm, có bắt mắt có hàng độc hay không thì nó nằm vô cái tựa, cái chủ đề á! Đám Mất Dạy nhưng ranh ma kia biết điều đó nên cưỡm ngay cái tựa của người ta. Cái Hèn này cõng thêm trên lưng sự tráo trở nham hiểm nữa.

Cái triển lãm này chưa diễn ra, vì cái ngày 30 tháng 4 chưa tới. Nhưng mà hậu trường của sự Hèn và Tráo Trở này thì tui tiếp tay cùng bạn mình mang ra triển lãm trước cho mọi người cùng hiểu.