1.
Chuyện là vầy, cứ hình dung đây là chuyện của tui đi nghe 🙂
“Tui có đứa cháu trai 14 tuổi ở Sài Gòn. Khai trường này thay vì học lớp 9 như bạn bè thì nó phải học lại lớp 8 vì không đủ điểm để học lớp 9.
Chính vì bị ở lại lớp như vậy cho nên dù trường đã khai giảng 1 tuần rồi nhưng nó nhất định không chịu đi học. Nhốt nó trong nhà thì nó đập phá đồ và trèo cổng để đi chơi.
Nó vốn dĩ được ba mẹ, nhất là mẹ, nuông chìu quá nên giờ gặp phải cú sốc như vậy nó đâm ra phản kháng mọi thứ. Cả nhà cũng không dám làm căng với nó vì sợ nó bỏ nhà đi theo bạn xấu.
Nó chưa vướng vô chuyện trai gái bồ bịch gì mà chỉ mải chơi game thôi.
Nghe nói NgoclanBlog có nhiều cao thủ , cũng đã trải qua giai đoạn có con tuổi teen hay con cái đã trưởng thành hết rồi. Vậy nhờ giúp giùm tui trong trường hợp này thì nên làm gì để thằng nhóc quay lại trường học? Nó cao lớn dềnh dàng hơn 1m7 rồi nên không thể cưỡng bức lôi nó tới trường như trẻ mẫu giáo được.
Cám ơn nhiều”
2.
Ai góp ý xong rồi thì mời nghe tui hát :
1- Theo AL, giáo dục con cái là tuỳ tù’ng gia đình: đó là cả một hành trình từ nhỏ chứ không phải một sớm một mai đâu…AL thấy phải có một thành viên đứng đắn (serious) trong gia đình đứng ra kiên trì uốn nắn lại từ đâù (phạt+thửơng). Nếu không thì phải cho em vào trừơng nội trú nào đàng hoàng và nghiêm khắc. Coi vậy mà khó lòng lắm đó…Xót xa thay cho em và cha mẹ của em. Mong rằng sẻ có giải pháp tốt đẹp cho gia đình này.
2- AL rất thích gịong của NL: AL hay nghe ở trên spotify như vậy thi`mi`nh không phải thay CD.
@NL: AL có thấy bên FB vê`v/v (bây giờ OK đã hiểu chữ này, me too..hehehe) tu’o’ng chao+đậu hũ thi`muô’n nói với NL là có nhờ anh T. bên TNTT đưa dùm 125$ làm từ thịên để NL khỏi phải nhức đâù đi kiê’m 20$ ở đâu ra nhe. AL viê’t luôn ở bên này cho tịên vi` bên kia là nhà của ngù’o’i ta.
LikeLike
hehehehe, $120 hay $125 gì em không nhớ rõ, vì cái bao thư đó vẫn để trong tòa soạn. Như vậy là gửi cho Quỹ Tương Chao Đậu Hũ chị An Lành hén 🙂
Hy vọng cuối năm nay về Sài Gòn sẽ có dịp tham gia một buổi gói bánh hay đi làm từ thiện gì đó của nhóm này 🙂
Cám ơn chị An Lành.
LikeLike
Khi đi nhớ để ý ngầm họ xài tiền ra sao. TT Reagan nói trust but verify.
LikeLike
Yes, Sir 🙂
LikeLike
Theo tui nghĩ, với thằng nhóc này, việc thứ nhất là chuyển nó qua trường khác, tại vì nó mặc cảm và mắc cỡ nên không chịu đi học, mà một khi đã như vậy thì không có cách gì nói để cho nó hết mặc cảm và mắc cỡ, phải chuyển trường, ở một môi trường mới không ai biết về ‘quá khứ’ của nó thì nó mới có thể hòa nhập trở lại.
Việc thứ hai là với một đứa có cá tính như vậy, không thể áp dung phương pháp cưỡng ép, càng ép nó càng trở nên bất trị. Phải có một người dễ nói chuyện, biết lắng nghe suy nghĩ của người khác ngồi xuống nói chuyện với nó, hỏi nó là nó muốn gì, cần gì, làm sao để mình có thể giúp được nó. Phải nên nửa cứng nửa mềm, làm cho nó giao động, coi phản ứng của nó như thế nào rồi tùy cơ ứng biến.
Tui cũng đang ‘đối phó’ với thằng con nhỏ 14 tuổi của tui, phải nói là lúc này tui kiên nhẫn lắm á, nếu không chắc tui cho nó ăn đục rồi quá!
LikeLike
Đọc còm rất đồng ý với hai ý VN đưa ra để giải quyết vấn đề. Còn đứa 14 định cho ăn đục thì phải kiên nhẩn thôi tại vì tui nghĩ nó sẽ không thấy ghét như vậy quài đâu! Tụi nó nhiều lúc cũng có cơn, thay đỗi quài hà, bữa nay dể ghét, tuần sau dể thương bà già nó vậy!
Chúc ACE ngày vui
LikeLike
Sorry, sửa lại chỗ rỏ:
Đồng ý với hai ý kiến VN đưa ra để giải quyết vấn đề. Còn đứa 14 định cho ăn đục thì phải kiên nhẩn thôi tại vì tui nghĩ nó sẽ không thấy ghét như vậy hoài đâu! Tụi nó nhiều lúc cũng có cơn, thay đỗi hà rằm! Bữa nay dể ghét, ngày mai dể thương như bà già nó vậy😄
Chúc ACE ngày vui
LikeLike
ừa, nhiều bữa tui còn thấy tui dễ ghét, tui còn thương tui không nổi nói chi ai! hahahah!
LikeLiked by 1 person
tui thì ngược lại, tui thấy tui dễ thương, tui thương tui quá trời mà người khác thì không thương tui nổi, hehehehe
LikeLiked by 1 person
‘mà người khác thì không KHIÊNG tui nổi’ mới đúng á! hahahah!
LikeLiked by 1 person
Nếu không có đục, cho nó ăn cái khác được không 🙂
LikeLike
Dưa giá nghe ngon haha
LikeLiked by 1 person
Sao tui không nghĩ ra vậy ta! Tui nghĩ tui mà nói ‘Con không nghe lời Mommy bắt con ăn dưa giá một tuần!’ chắc có hiệu nghiệm dữ à! hahahah!
LikeLike
Hến, câu này còn hiệu nghiệm hơn nữa: ‘Con không nghe lời Mommy bắt Daddy con ăn dưa giá một tuần!’ … hahah …
LikeLike
Không có đục chắc ‘chơi’ luôn cây búa quá! hahahah!
LikeLike
Chuyện này khó quá nha. Như chị AL và VN nói, không có giải pháp mì ăn liền mà phải kiên nhẩn giải thích và không lạnh cẳng khi này khi khác trong cách đối xữ và khuyên bảo.
Chuyển trường nếu có thể, học lớp mấy không còn quan trọng nữa, cần giữ cho nó an toàn, không lún sâu vô cái hố đen thất vọng về bản thân, không định hướng, mù mịt không biết phải làm gì, bỏ thí cuộc đời mình, tìm quên lãng vấn đề của mình qua game, bạn bè.
Yếu tố nổi cơn đập phá cho thấy có thể là yếu tố về sức khỏe về cái đầu cần nói chuyện với chuyên gia bác sĩ (bên VN cái này khó tìm)
Nếu là tôi, tôi sẻ chú trọng vô việc cho cháu bình tỉnh lại, giải thích là không đi học lại là ok, không sao cả, phải cần biết là cha mẹ thương mình học hay không học, luôn hổ trợ mình trong tất cả trường hợp và bản thân em phải làm việc với cha mẹ cho biết là mình muốn gì và có trở ngại gì.
Sau khi ổn định và có sự hiểu biết lẩn nhau rồi thì mới tới làm cái gì, đi học lại, học nghề, nương từ từ cho em ấy tìm được hướng đi cho chính mình.
Ép hay tìm giải pháp tạm thời về trường lớp đi học chỉ là dán băng keo lên vết thương mà không biết bệnh gì, nó sẻ xì ra lại và củng chẳng học được cái gì.
Bỏ qua chuyện học cho tới khi em ấy ổn định lại về tin thần, lúc đó nếu muốn em sẻ học không muộn gì, tôi là đứa học trể hơn cả chục năm so với người cùng lứa tuổi mà rất OK, không muộn màng gì hết.
Bây giờ cần nói chuyện cho em biết là em cần suy nghĩ và nói chuyện và cũng nhau tìm một giải pháp cho em không lún sâu làm cho chuyện khó thêm nguy hiểm. Giử cho em an toàn không làm chuyện nguy hiểm là chính, check coi có vấn đề sức khoẽ, cho em biết cha me thương em và lo cho em hết mình đi học hay không, khuyên em nói cho cha mẹ biết em muốn gì, sợ cái gì….. Từ từ và chúc mọi sự lành.
LikeLiked by 2 people
Các bác, đại gia, chân dài, quân sư, cố vấn…đâu hết rồi? dậy đi , hiến kế, bầy mưu để cứu nguy em bé 14 ham game, bỏ học…:)
Toàn dân nghe chăng? Sơn hà…
LikeLiked by 3 people
Không biết hiện thời cái danh hiệu ‘thiên hạ đệ nhứt tửng’ là ai đang giữ vậy ta, đưa lại cho tui để tui tặng cho ông này! hahah!
LikeLiked by 2 people
Hổng dám đâu😄tui chỉ thấy vắng vẻ nên rung chuông rùm beng cho còm nó vui nhà vui cửa thôi😄
LikeLike
Hỏi nhỏ: có phải cái đục với cây búa dấu dưới tấm bảng hiệu hông ta😄
LikeLike
Cô cô, theo kinh nghiệm của em từ hồi trung học, mấy đứa bạn chẳng may ham chơi bị ở lại lớp. Tụi nó chuyển sang trường khác học lại lớp đó. Như vậy khi gặp lại bạn bè cũ cũng không phải ngỡ ngàng mà làm quen với bạn mới cũng dễ dàng hơn nhiều.
LikeLiked by 2 people
Vân có nhớ một dạo trong thành phố có phong trào đi chơi trượt patin không? Nhiều đứa chiều nào cũng đi thì giờ đâu học bài.
LikeLike
Trượt patin hèn chi thi trượt 😄
LikeLike
Só rì cô cô. Em nghe bài hát xong rồi trí óc mới bừng sáng như tìm lại được mùa xuân nên góp ý được. Cô cô thông cảm em thuận tay trái hay làm chuyện ngược với thiên hạ.
LikeLiked by 1 person
Tin mới cho ai ở san Diego mà hảo ngọt : 85 degree bakery sắp khai trương
LikeLike
@NL
Tôi coi trên CNN thấy nó profile chương trình lính Mỹ bên Aghanistan đi tuần tiểu ngoài phố thấy chó hoang, đem về base để nuôi, có thú y chích ngừa, lo đầy đủ như ở nhà. Nó chiếu sau khi đi tuần tiểu hành quân về trại, bầy chó chạy ra vẩy đuôi, nhào vô mừng rở, mấy ông lính vui vẽ nựng nịu và nói quên hết stress, nguy hiểm. Khi tới lúc xong hạn kỳ phục vụ, chó được bỏ vô chuồng và chở về nhà của những người lình này bên Mỹ, Anh.
LikeLiked by 1 person
wow, dễ thương quá vậy!
LikeLiked by 1 person
Bài viết về Việt Dzũng có một typo chữ holy có hai chữ L. Chữ bên dưới OK, chữ trên typo.
LikeLike
thank you Ông Kẹ. Nhờ sửa từ hồi tối mà chắc chưa rảnh 🙂
LikeLike
Đọc chuyện em không theo kịp phải bắt học lại lớp…
Đối măt với nguy cơ bỏ học như vậy, cha mẹ ai cũng chới với, rất khó giải quyết..Managing cái nguy cơ bỏ học là ưu tiên số 1. Như các anh chị em còm góp ý là chuyễn trường… Tìm người tư vấn giáo dục nói chuyện với em để tìm hiểu cái khó khăn em gặp… Gơi ý cho em hướng giải quyết để em có thể tiếp tục học…Giúp em không sa vào chổ đen tối…
Thứ hai, biết đâu nguy cơ nàylại là một cơ hội mới cho em và gia đình. Cơ hội để mọi người tạm ngừng lại, ngồi lại để nghe, hiểu. Tui thấy bây giờ xã hội vn sinh động, bận rộn lắm. Người lớn buôn bán làm ăn bận rộn xoay dòng như con dế bị quay. Con cái thì học hành, rồi học thêm, có bữa 9 giờ tối mới về nhà. Cha mẹ,cũng phải làm tài xế đưa con đi học, đưa về, nấu ăn, đưa tụi nó đi học thêm…rất bận cho nên thật sự ngồi lại với nhau cũng ít lắm..,
Cho nên, biết đâu nguy cơ này bắt mọi người ngừng lại để tìm hiểu nhau để nghe, hiểu thêm cái khó khăn bế tắc con mình trong cuộc sống, hay là không nhìn thấy lối đi tương lại đời mình. Ngồi lại với nhau nghe để biết rằng cha mẹ đầu tắc mặt tối để có miếng cơm manh áo, để biết kiếm tiền không phải dể…
Biết đâu từ cơ hội này, gia đình sẽ vạch kế hoạch dài hạn cho những bước kế tiếp…rồi sẽ giúp em trở thành học sinh tốt. Tui chỉ biết mong Gia đình được nhiều may mắn, được ơn trên phù hộ thật nhiều….
Năm ba năm sau, biết đâu em sẽ du học ở Mỹ, cuối tuần nào cũng tới chào cô giáo😄
LikeLike
Chiều hôm nay, tôi có đem sự việc này hỏi ý thằng Mưa, con tôi, cũng 14 tuổi và lên lớp 9 vào tháng 9 này. Mưa nói cha mẹ của bạn này nên ngồi xuống, dùng lời lẽ ôn tồn giải thích cho bạn ấy về những điều hại của việc bỏ học. Cha mẹ bạn cũng nên cho bạn ấy biết là việc ở lại lớp là do lỗi của bạn ấy, chứ không phải tại ai hết, và bạn ấy phải có can đảm chịu hậu quả việc mình làm. Mưa cũng nói nếu bạn ấy chịu trở lại trường, bạn ấy chắc chắn sẽ cố gắng nhiều hơn vì biết xấu hổ, không muốn bị ở lại lớp lần nữa.
Còn sau đây là sự góp ý của tôi.
Mỗi đứa trẻ có những vấn đề khác nhau, nên cần những cách giải quyết khác nhau. Tôi viết những điều sau đây với giả thiết là cháu ấy ở lại lớp chỉ vì mê chơi, không học bài, và không chịu đến trường chỉ vì mắc cở với bạn bè.
Nếu tôi là cha mẹ của cháu ấy, tôi sẽ có thái độ cương lẫn nhu. Tôi sẽ ngồi xuống, nói chuyện với cháu về sự quan trọng của việc học. Và tôi sẽ cương quyết cho cháu biết là, ở tuổi 14, cháu phải đến trường. Trường đó là trường cũ hoặc một trường khác, như ý kiến của một số ACE, do cháu ấy quyết định. Nếu cháu không tới trường, cháu sẽ chịu phạt, thí dụ như không được phép chơi game nữa. Tuy nhiên, tôi sẽ nhu bằng cách thưởng cho cháu một món gì mà cháu thích, chẳng hạn như đi xem phim, hoặc một chiếc xe đạp.
Nếu cần, cha mẹ cháu có thể nhờ một người khác khuyên nhủ cháu, thí dụ như một người bà con (cô, dì, chú, bác, v.v…) mà cháu thương mến, hoặc một người bạn thân của cháu. Đôi khi Bụt ở chùa thiêng hơn Bụt nhà.
Sau khi cháu chịu trở lại trường, việc của cha mẹ cháu vẫn chưa xong. Vì cháu đã học kém trong quá khứ, nếu mọi việc xảy ra như cũ, thì cha mẹ cháu đừng trông mong tình trạng sẽ tốt đẹp hơn. Cha mẹ của cháu nên dành thời giờ cho cháu nhiều hơn, kiểm tra bài học, bài làm để kịp thời giúp khi cháu không hiểu bài. Giờ chơi game của cháu cũng nên được giới hạn bằng những sinh hoạt khác, như chơi thể thao, chơi nhạc, hoặc Gia Đình Phật Tử, Thiếu Nhi Thánh Thể, và Hướng Đạo. Được giao phó cho một phận sự trong gia đình cũng giúp cho các cháu bớt giờ chơi game, đồng thời cho cháu có được tinh thần trách nhiệm với gia đình và người xung quanh.
Mong rằng cháu sớm hồi tâm, trở lại trường, và học hành đàng hoàng.
LikeLiked by 1 person
Tui khoái bài này. Bao quát mà chi tiết. Chi tiết đều có thể đem ra xài được, xài liền để giải quyết vấn đề trước mặt. Không những vậy, những ý chính của bài có thể cho người
đoc tham khảo khi có vấn đề na ná trên….
Chúc ACE ngày vui
LikeLike
Em thấy các góp ý trước trùng với suy nghĩ của em và kể cả với thực tế của gia đình em. Ở VN chuyên gia tư vấn nhiều mà chị… Khi em đưa nó tới, ban đầu nó không chịu nói gì, ngồi nín khe, đến lần 2 thì nó bắt đầu giải bày tâm sự. (Thậm chí nó vẫn giữ số điện thoại của bs đến giờ. Cách đây 1 năm khi hôn nhân của nó có vấn đề, nó đã âm thầm tìm đến bs ấy để xin tư vấn.) Nên để cả nhà cùng được tư vấn, vì có lẽ chính cách ứng xử của cha mẹ khiến nó ra nông nỗi. Việc chuyển trường cũng là cần thiết, vì tuổi này mà bảo có nghị lực vượt qua mặc cảm thì khó lắm. Quan trọng nhất là thay đổi cách ứng xử của cha mẹ. Và phải kiên nhẫn, như chị Van Nguyen nói ấy. Rồi phải hỏi chuyên gia để cai nghiệm game nữa.
LikeLike
@cuagaycang,
Đúng là game và nghiện game là cả một vấn đề nhức nhói. Nghe nói, khi thiết kế game, công ty có trong tay những chuyên viên về tâm lý học để cố vấn họ làm thế nào để tạo game hấp dẩn (hay làm nghiện) người chơi…
LikeLike
Không nhất thiết phải vậy. Người viết game giỏi thường là người chơi game giỏi. Họ biết cái gì hay hấp dẩn nên cho vô game.
Ghiền game là người chơi chớ không phải hảng game muốn người ta ghiền. Đồng ý là có nhiều trường hợp có thể trực tiếp ghép tội game là thủ phạm, nhưng nếu gom lại rồi trung bình ra thì game không dính dáng gì tới mấy em nhỏ lơ là công việc học hành của mình nhiều hết.
Nếu là nghiện game không thôi thì dễ quá rồi, lấy game đi là trị được 70% rồi.
Trách nhiệm nằm ít nhiều ở cha mẹ đã không có nhiều/ bõ ra, cơ hội để chăm sóc, nói chuyện, hướng dẫn, kỷ luật, đều đặn, năm này qua năm kia, từ nhõ cho tới khi nó tự hiểu được, tự thấy được hướng đi, và tự có kỹ luật, đễ thực hiện. Phải có thầy cô có kiến thức khá, dạy cho hiểu bài, biết cách làm, biết cách phân tích, cho có căn bản, từ dể tới khó, từ từ ngày một. Phải có người khác như ông bà, cô bác, khuyến khích, nâng đở.
Một cái rất là quan trọng mà người VN thường không chú ý tới khuyến khích con cái là tập thể dục, exercise, một cách kỷ luật, chơi thể thao cho ra chơi một cách nghiêm túc. Nó rèn thân thể cường tráng, tinh thần minh mẩn, kỹ luật, tự tin, và tinh thần đồng đội. Cái này là quan trọng hạng nhất cần phải có với bất cứ giá nào. Khỏe vì bản thân mình. Tôi để ý thấy thằng con vui vẽ, ít cằn nhằn và nói chuyện cởi mở và open với những gì tôi muốn nó làm nhiều hơn.
Nói nghe như chuyện trên mây, nhưng thật sự giáo dục giới trẽ cần công sức, giúp đở của nguyên một bộ lạc như mẹ Hillary hay nói.
Cha mẹ làm hết sức rồi mà rất nhiều khi còn không như ý muốn. Con nít không phải là cái máy chỉ cần đổ xăng cho tiền của sung túc là xong đâu. Thử cách này, cách kia, ướm cho nó để nó tự phát triển, tự lo, tự muốn làm điều hữu ích như là một thú vui cá nhân thì mới được. Cần kiên nhẩn và bỏ công sức như chơi Bôn Sai, hòn non bộ nhiều hơn là ra Costco mua cây bông lan về chưng vài tháng rồi mua cây khác…..
Thiết kế game không còn giới hạn trong việc giải trí mà nó đi xa ra trong việc sữ dụng virtual reality đễ training như bác sĩ mổ xẽ bây giờ, làm cẩm nang ( complex manual), simulation và nhiều thứ khác.
Cái sự tưởng tượng phong phú của người viết game/chơi game và cái khéo tay nhanh nhẹn đúng lúc là một đòi hõi cho nhiều ngành nghề trong tương lai.
Tôi nghe trên PBS radio, có một ông bác sĩ trẽ rất giỏi về mỗ xẻ dùng scope (mỗ nôi soi) khi người ta hỏi kinh nghiệm làm sao hay vậy. Ông cười kết luận và nói nên cám ơn má ổng đã mua cho cái game chơi lúc nhõ giúp ông rèn tay nghề cho mỗ xẽ sau này.
LikeLiked by 1 person
😄😄😄
-tui thì lúc nào cũng đa nghi với mấy cái game cũng như một số sản phẩm ảo lắm! Thời buổi bây giờ người ta chạy theo lợi nhuận và làm tất cả cái gì nếu không bị chế tài bởi luật pháp! Trong khi đó luật lệ thường lại đi sau hay chế tài khi người tiêu dùng hứng lấy hậu quả! Tui cảm thấy mình người tiêu dùng hơi bị kẹt!
– độc bài OK thấy nhiều điều hay, đáng để dành để tui reflect về quan hệ cha mẹ, thầy cô, con cái…
Happy afternoon, ACE😄
LikeLike
Cám ơn Ngọc Lan nhiều nhiều lắm vì cho nghe lại bài hát này, theo tôi,có thể nói bài hát này là bài nhạc Xuân buồn, hay và xúc động nhất, kèm theo giọng hát buồn của Ngọc Lan, mỗi lần nghe phải review năm bảy lần mà sao cảm giác bâng khuâng vương vấn mãi.
LikeLike