Chuyện không tên (2)

1.

Hổm rồi, tui đi dự một buổi nói chuyện. Sau khi kết thúc phần diễn thuyết của mình, diễn giả XYZ đó nói thế này:

” Trong phạm vi kiến thức hạn hẹp, nông nổi, thiển cận của mình, tôi chỉ xin trình bày đến quí vị những điều như thế.”

Tui và cô bạn phóng viên một tờ báo khác cùng thò lỏ mắt nhìn nhau: Úi trời, mình bỏ thời gian ra để đến nghe một người có “kiến thức hạn hẹp, nông nổi, thiển cận” nói chuyện thì mình là cái giống gì đây trời!

Hahahaha, khiêm nhường khiêm tốn thì cũng có giới hạn, chừng mực, chứ đến mức này thì may mốt người ta có mắng cho là “đồ thiện cận” thì đừng có mà phùng mang trợn mắt, bởi chính mình tự hạ thấp mình chứ chẳng phải là ai.

Tương tự như vậy, tui cũng rất “dị ứng” với những người khi tham gia mấy cuộc thi tranh tài gì đó cứ hay phát biểu, “Em đi thi mục đích chủ yếu là để học hỏi.”

Đã đi thi  thì mục đích chủ yếu  phải là đoạt giải, những thứ còn lại là phụ. Phải xác định như vậy thì mới đi thi, mới cố gắng hết khả năng của mình, còn chuyện không có giải thì tính sao. Chứ từ đầu đã đi học hỏi thì làm sao có tinh thần cạnh tranh thi thố.

2.

Thấy tui làm việc căng thẳng, mặt mày cứ hay quàu quạu, nên mỗi lần đọc thấy có chuyện cười gì hay là “bồ cũ” vừa cười khanh khách vừa ngồi xuống đọc cho nghe.

Trong số đó, tui khoái chuyện những chuyện này nè:

“Trong lớp học giờ đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô.

Thầy giáo hỏi cả lớp:

– Các em hãy cho thầy biết một câu tục ngữ về người thầy.

Lớp im lặng. Thầy giáo mớm ý:

– Câu này có 2 chữ “mày” và “nên”.

Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại mớm ý

– Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.

Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo điên tiết:

– Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Đây là câu gì?

Cuối lớp có một cánh tay rụt rè giơ lên.

– Thưa thầy, đó là câu “Làm thầy mày không nên đố”

 

Tui cười muốn sặc.

Ai có chuyện cười thì kể tiếp đi, ngoại trừ chuyện “làm thầy” hehehehe