Hình như lâu lắm rồi tôi mới sống lại tâm trạng hưng phấn trong công việc của mình.
Tôi cảm thấy có quá nhiều điều thú vị và hay ho mà tôi học được qua các nhân vật mà tôi tiếp xúc để phỏng vấn.
Tôi vẫn giữ được quan niệm của mình là khi tìm hiểu một con người, tôi tránh mọi sự tác động bởi những định kiến hay nhận xét của người khác. Tôi muốn có cái nhìn chủ quan của mình, tôi muốn quan sát và nhận xét họ trong cái cách mà họ nói chuyện. Cảm tính có thể không hoàn toàn đúng, nhưng trong chừng mực nào đó, tôi tin vào trực giác và cảm nhận của mình.
Tôi hay muốn lắng nghe nhận xét của một người bạn về những điều mà tôi quan tâm, rồi tôi tự đối chiếu với những suy nghĩ của riêng tôi.
Tôi cũng luôn cảm thấy mình là người may mắn, bởi những người tôi đang làm việc cùng cũng như những người bạn tôi thân thiết, đã luôn cho tôi những cơ hội, cũng như ý kiến, để tôi lại có thể vững tin vào chuyện mình làm và mình sẽ làm tốt.
Với tôi, mỗi người luôn là một thế giới đầy bí ẩn, càng tìm hiểu càng khám phá càng cảm thấy bao điều thú vị, thú vị trong cả điều hay lẫn điều dở. Không có cuộc đời nào là boring và đáng chán. Mỗi người đều có lý do cho sự tồn tại của mình và cho mọi việc mình làm. Cũng như sự gặp gỡ của con người trong cuộc đời này cũng do những duyên may…
Comments are closed.
Chị Ngọc Lan,
Mặc dù đã theo dõi mạng lưới điện tử của báo Người Việt đã lâu, cho tới bây giờ mới biết được cái blog này của chị. Nhân đọc được bài viết này , tôi xin đóng góp một ý kiến nho nhỏ với chị. Hi vọng chị không cho đó là lời phê bình quá đáng.
Không biết chị đã phải ở lại với Việt Cộng bao lâu nhưng đôi khi tôi tìm thấy một vài chữ “không ổn” trong những bài viết của chị. Thí dụ, trong bài này chị dùng chữ “hưng phấn” nghe không đúng chút nào cả. Cho những người đã có may mắn thoát ra Mỹ sớm như tôi, chữ đó chắc chắn không phải là của VNCH. Một thí dụ khác là bài viết về lần đầu chị đi làm nails, chị có dùng chữ “khâu” và đó lại không đúng nữa. Trước 75, chúng ta thường nói khâu vá, khâu áo, chứ đâu có dùng nó để ngụ ý như trong bài của chị.
Theo tôi nhà văn Ngô Nhân Dụng cùng chữ rất chuẩn nên xin đề nghị chị nhờ ông duyệt bài trước khi đưa lên báo Người Việt.
Xin cám ơn và chúc chị luôn thành công trong sự nghiệp.
LikeLike
Cám ơn độc giả nvyn đã góp ý.
Thực ra thì cũng khó cho NL có thể dùng chữ như độc giả nvyn mong muốn, bởi cho đến năm 1975, NL mới chỉ lẫm đẫm biết đi, chưa biết đọc, chưa biết viết. Cho nên chữ mà cô/chú nvyn dùng có thể không phải là chữ NL biết, ngược lại chữ NL dùng có thể không phải là chữ cô/chú nvyn biết. Hơn nữa, ngôn ngữ không phải là cái bất biến, đúng không ạ?
Và NL cũng thấy mình thật hãnh diện khi được chú Ngô Nhân Dụng chọn làm một trong những người đọc và góp ý bản thảo của chú trước khi in thành sách phát hành trong thời gian sắp tới.
Trân trọng.
LikeLike
Kính gửi độc giả nvyn,
Tuy tôi không phải là fan hâm mộ của nhà báo Ngọc Lan, lại càng chưa bao giờ có hân hạnh ở cùng Việt Cộng vì tôi sinh sau năm 1975 và nhỏ hơn chị Ngọc Lan. Xin hỏi chữ “hưng phấn” và chữ “khâu” như chị Ngọc Lan đã dùng có gì không ổn ạ? hưng phấn, ngoài ý nghĩa của sự khoái cảm đan trong giai đoạn cao trào trên giường ngủ còn có ý nghĩa tâm trạng phấn chấn, thích thú trong công việc làm. Tiếng Anh gọi là “excited”. Có lẽ do thấu hiểu nghĩa đen như thế nên độc giả mới đem sự hiểu biết của mình để góp ý cho Ngọc Lan chăng? còn “khâu” ở đây, nếu độc giả chưa bao giờ thấy, chưa biết hoặc cho là chữ của Việt Cộng thì tôi xin mạn phép giải thích, đơn giản nó được hiểu là bước, giai đoạn, hay công đoạn. Chữ này hầu như người Việt Nam nào cũng hiểu. Không biết độc giả nvyn sinh ra trong giai đoạn nào của đất nước, hoặc mang quốc tịch nào mà lại không hiểu được một từ đon giản như thế. Một điều nữa, thiết nghĩ đã là blog cá nhân, thì tác giả hoàn toàn có quyền (và tự do) dùng từ theo cảm hứng hoặc lối chơi chữ khác nhau. Tại sao lại so sánh VNCH và VC ở đây?
LikeLike
@Bằng Lăng: Cám ơn Bằng Lăng.
LikeLike
Tuổi trẻ tài cao!
Ngọc Lan đã hay, Bằng Lăng còn giỏi nữa.
LikeLike
Trong khi tôi không thích những chữ ‘hưng phấn’ và ‘khâu’ như nvyn đã góp ý, tôi cũng không đồng ý cách nêu vấn đề của nhân vật này.
Đối với các cháu Ngọc Lan và Bằng Lăng, tôi xin phép gọi là ‘cháu’ vì các cháu nhỏ hơi tôi rất nhiều tuổi và với cả nvyn, tôi xin được có một đôi lời như thế này…
Cách đây khá lâu có một người viết một cuốn sách rồi đặt tựa đề là ‘Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt’ đọc thì cũng hay hay, hầu hết toàn là những lời khuyên bảo theo kiểu kinh điển thì phải hay lắm, làm sao mà dở được, nhưng một dịp đến nhà tác giả có công việc thì tôi được mục kích thái độ, ngôn ngữ của con cái tác giả, nhất là cô con gái, đáng đàn dương cầm thì nghe cũng tàm tạm, nhưng lời ăn tiếng nói thì như con nhà không có giáo dục!
Nói dễ nhưng làm thì làm khó lắm!
Thế mới biết, trước khi tập tành làm người Việt, thì chúng ta phải tập làm người cái đã. Không nên người thì cho dù chúng ta có là người Việt cũng vất đi!
Nói gì đến tiếng Việt để phải mỏi hơi bàn cãi!
Mến thương góp ý với các cháu!
Tiếng Việt Trong Sáng.
LikeLike
@Mê Ly: NL cũng thích cách phân tích của bạn Bằng Lăng.
@Tiếng Việt Trong Sáng: Con cám ơn những lời góp ý chân tình của bác. Kính chúc bác sức khỏe, và bình an.
LikeLike